Hotline 24/7
08983-08983

Mũi vắc xin tăng cường của Moderna có thể chống nhiều biến thể; biến thể mới đẩy Ấn Độ vào vực thẳm COVID-19

Moderna đang đẩy nhanh việc thử nghiệm một mũi vắc xin tăng cường nhằm giúp người chủng ngừa chống các biến thể hiệu quả hơn. Chính phủ Ấn Độ cho rằng biến thể B.1.617 mang đột biến kép, được phát hiện tại nước này vào tháng 3, có thể liên quan đợt bùng phát COVID-19 lần này.

Mũi tiêm tăng cường của vắc-xin Moderna có thể chống nhiều biến thể virus SARS-CoV-2

Nhật báo Anh Independent trích lời công ty dược phẩm Moderna nói rằng một mũi vắc xin tăng cường của hãng này đã có kết quả đầy hứa hẹn trong việc chống lại biển thể Brazil và Nam Phi.

Theo một báo cáo ở Anh, nước này đang chuẩn bị mũi tiêm thứ ba vào mùa thu năm nay cho nhóm người hơn 50 tuổi. Bộ Y tế Anh hy vọng nổ lực này sẽ giúp họ kiểm soát tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 với tác dụng gây hại giảm đi chỉ tương tự như cảm cúm.

Hãng Moderna cho biết tiêm đủ ba liều vắc xin sẽ giúp người chủng ngừa tăng sức đề kháng nhằm chống các biến thể đang gây lo ngại.

Nhóm người tình nguyện tiêm hai mũi vắc xin Moderna đã được tiêm thêm mũi thứ ba.

Dữ liệu ban đầu được thu thập từ kết quả được thực hiện ở 40 người tiêm hai mũi vắc xin Moderna và mũi chống biến thể Nam Phi. Mũi tiêm tăng cường này được đặt tên mRNA-1273.351.

Công ty Moderna cũng đang tìm cách kết hợp hai mũi tiêm vắc xin đang có ở thị trường và mũi tiêm mới.

Kết quả cho thấy trong khi các mũi tiêm tăng cường hiện có thuộc các dạng giúp làm tăng số lượng kháng thể chống các biến thể, mũi tiêm tăng cường mới có khả năng chống biến thể Nam Phi mạnh hơn.

Stephane Bancel, giám đốc điều hành công ty Moderna cho biết: “Khi chúng ta tìm cách đánh bại đại dịch COVID-19, bản thân chúng ta vẫn cam kết chủ động tiêm thêm các mũi tiêm khi biến thể virus SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến. Dữ liệu mới đã củng cố niềm tin của chúng ta rằng mũi tiêm tăng cường sẽ bảo vệ nhân loại khỏi các biến thể COVID-19 mới”.

Ông Bancel cho biết thêm: “Công nghệ mRNA giúp việc sản xuất vắc xin kết hợp với việc nhận biết khả năng đột biến chính của virus. Điều này sẽ hỗ trợ việc sản xuất vắc xin chống các biến thể cần thiết nhanh hơn”.

Theo công ty Moderna, cả hai mũi tiêm tăng cường đều được dung nạp tốt.

Biến chủng mới đẩy Ấn Độ vào vực thẳm COVID-19

Các thành viên gia đình tập trung gần nơi hỏa táng người thân qua đời vì COVID-19 tại thành phố Allahabad, Ấn Độ, hôm 4/5 - Ảnh:AFP

Chính phủ Ấn Độ hôm 6/5 cho rằng biến chủng B.1.617 mang đột biến kép, được phát hiện tại nước này vào tháng 3, có thể liên quan đợt bùng phát COVID-19 lần này.

Biến thể B.1.617 từ Ấn Độ chứa hai đột biến L452R và E484Q, gọi là "đột biến kép", có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vắc xin COVID-19.

B.1.617 hiện diện trong một số lượng lớn mẫu bệnh phẩm ở nhiều bang Ấn Độ. Theo đó, trong khoảng 13.000 mẫu được giải trình tự, có hơn 3.500 mẫu mang các biến chủng đáng lo ngại, bao gồm B.1.617. Đặc biệt, B.1.617 được tìm thấy ở Maharashtra, Karnataka, Tây Bengal, Gujarat và Chhattisgarh, là những điểm nóng COVID-19 hiện nay.

Đại dịch đặt áp lực rất lớn lên hệ thống y tế Ấn Độ. Oxy y tế khan hiếm nghiêm trọng, các điểm hoả táng quá tải. Một số bang thực hiện phong tỏa và giờ giới nghiêm cục bộ. Chính phủ liên bang vẫn chưa áp dụng phong tỏa toàn quốc vì sợ ảnh hưởng đến kinh tế.

Ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong tuần qua, số ca nhiễm mới của Ấn Độ chiếm 46% tổng số ca COVID-19 thế giới. Các trường hợp tử vong do COVID-19 tại đất nước tỷ dân này chiếm 1/4 số ca được ghi nhận trên toàn cầu.

Tiến độ tiêm chủng tại Ấn Độ đã không thể đạt được mục tiêu tham vọng (tiêm phòng cho 300 triệu người vào tháng 7) và tỷ lệ chủng ngừa giảm đáng kể vì thiếu vắc xin. Nguồn vắc xin dự trữ trong nước gần như cạn kiệt. Chính phủ mới đây cho phép người trưởng thành dưới 45 tuổi tiêm phòng, nhưng nhóm này đang gặp khó khăn trong việc đăng ký lịch tiêm.

Các chuyên gia cho rằng phong tỏa và tiêm chủng là cách duy nhất để đưa Ấn Độ khỏi vực thẳm COVID-19 nhưng giới lãnh đạo phải hành động quyết liệt ngay tức khắc.

Thái Lan tuyên bố người nước ngoài sinh sống ở quốc gia này có thể tiêm vắc xin COVID-19

Hãng tin Reuters trích lời quan chức Thái Lan nói quốc gia này dự định chủng ngừa cho 3 triệu người nước ngoài sinh sống tại đây nhằm bảo vệ toàn dân giữa sự lo lắng về việc tiếp cận vắc xin.

Opas Kankawinpong, người dẫn đầu trung tâm kiểm soát dịch bệnh Thái Lan, cho biết trong một cuộc họp báo: “Người dân ở Thái Lan, không phân biệt người Thái hay nước ngoài có thể được phép chủng ngừa COVID-19. Không ai có thể an toàn trừ khi tất cả mọi người đã được chủng ngừa COVID-19”.

Thái Lan cần chủng ngừa cho 50 triệu người để đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức 70%. Con số này căn cứ trên 67 triệu người Thái và 3 triệu người nước ngoài đang sinh sống tại Thái Lan.

Tuy nước láng giềng này vẫn chưa khởi động chương trình chủng ngừa COVID-19 nhưng Thái Lan đã quản lý 2.5 triệu liều vắc xin Sinovac dành cho các nhân viên tuyến đầu của mình.

Dự kiến, từ tháng 6/2021 trở đi, Thái Lan sẽ trở thành một quốc gia sản xuất vắc xin AstraZeneca.

Theo Worldometers, tính đến chiều ngày 6/5/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Thái Lan là 76.811 người và tổng số ca tử vong là 336 người.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X