Hotline 24/7
08983-08983

Mời đón xem livestream: Tổn thương tim mạch hậu COVID-19, làm sao để chữa lành?

Sau khi âm tính với virus SARS-CoV-2, nhiều người bệnh phải đối diện với nỗi lo khác mang tên hậu COVID-19, đặc biệt là trên tim và mạch máu. Hiểu được nỗi băn khoăn này, BS.CK2 Vũ Minh Đức đã nhận lời tham gia chương trình tư vấn trên AloBacsi vào 19g thứ 7, ngày 19/2/2022. Mời bạn đọc đón xem.

1. Cảnh giác với tổn thương tim mạch hậu COVID-19

Cho đến nay các nhà nghiên cứu về virus học cũng chưa biết hết những hệ lụy do COVID-19 gây ra. Mặc dù phổi là điểm đến đầu tiên của virus nhưng các biến chứng hay triệu chứng Covid trở nặng lại là do tình trạng VIÊM & HUYẾT KHỐI, VI HUYẾT KHỐI ở tim và mạch máu. Đặc biệt, tình trạng này vẫn tiếp tục tiến triển ở một số người bệnh đã âm tính trở lại, cho dù trước đó họ không có bệnh tim mạch và nhiễm COVID-19 với các triệu chứng nhẹ.

Trong 200 di chứng hậu COVID-19 đã được phát hiện, biến chứng tim - mạch máu, đặc biệt là trên cơ tim và hệ vi mạch vành (mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cơ tim) có mức nghiêm trọng hơn cả, với các tổn thương cấp tính như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim hoặc các tổn thương mạn tính gây suy tim, rối loạn nhịp tim.

Một nghiên cứu trên gần 48.000 bệnh nhân từ 17 đến 87 tuổi, được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine) tháng 8/2021 cho thấy 25% bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20 - 60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi mắc COVID-19.

Thậm chí đã có trường hợp bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp…

2. Di chứng tim mạch hậu COVID-19, do đâu?

Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây tổn thương trực tiếp nơi xâm nhập mà còn kích hoạt mạnh mẽ quá trình viêm mạch máu và tăng đông máu làm trầm trọng các triệu chứng bệnh và gây tổn thương tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tổn thương này không chỉ ở trong giai đoạn nhiễm virus mà còn tồn tại dai dẳng trong nhiều tuần, nhiều tháng kể từ sau khi người bệnh đã âm tính trở lại.

Tổn thương mạch máu

Virus gây tổn thương nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch có chức năng điều tiết các quá trình đông máu, co giãn mạch, quá trình viêm - chống viêm) và kích hoạt quá trình viêm, tăng đông máu, hình thành huyết khối. Đặc điểm đông máu do SARS-COV-2 là đông máu lan tỏa nên các mạch máu nhỏ/vi mạch dễ bít tắc bởi vi huyết khối. Trong đó, hệ vi mạch ở tim và phổi bị tổn thương nặng nề nhất.

Tại phổi, huyết khối gây gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, mao mạch phổi. Các mao mạch phổi (các mạch máu nhỏ bao quanh phế nang (làm nhiệm vụ trao đổi oxy)) bị vi huyết khối gây hư hại sẽ góp phần vào việc gây ra tình trạng suy hô hấp cấp. Và đây là lý do khiến người bệnh nhiễm COVID-19 bị khó thở một cách nhanh chóng và buộc phải dùng thuốc chống đông trong trường hợp nặng.

Sự nguy hiểm của rối loạn đông máu ở bệnh nhân COVID-19 không chỉ là tăng đông bình thường mà còn có sự tác động của phản ứng miễn dịch gây tăng đông tạo huyết khối, vi huyết khối ở tim, gan, não, thận, phổi. Ở phổi, vi huyết khối gây suy hô hấp nhanh (SpO2 giảm).

Tổn thương tim

Virus trực tiếp gây tổn thương tế bào mô kẽ cơ tim cùng với tổn thương nội mạc mạch mạch vành tim. Quá viêm mạch máu và tăng đông máu bất thường tạo ra huyết khối, vi huyết khối rải rác trong lòng mạch gây suy giảm tuần hoàn mạch vành, vi mạch vành.

Vi mạch vành là những mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim, có nhiệm vụ trao đổi oxy và dưỡng chất nuôi tim. Vì thế khi chúng bị tổn thương, cơ tim sẽ bị thiếu máu và oxy nuôi dưỡng, hậu quả là dẫn đến các cơn đau ngực, tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ não).

3. Ngăn ngừa di chứng tim mạch hậu COVID-19, giải pháp nào cho F0 lành bệnh?

Trước hàng loại di chứng nguy hiểm tại tim - mạch máu, nhiều câu hỏi được đặt ra:

Hậu COVID-19 để lại những di chứng nào cho tim mạch?

Trong hệ vi mạch, những vi mạch tại cơ quan nào bị COVID-19 “tàn phá” nghiêm trọng nhất?

Dấu hiệu nhận biết di chứng trên tim mạch hậu Covid

Di chứng tim mạch hậu COVID-19 có phục hồi được không?

Khi nào cần tầm soát di chứng tim mạch hậu COVID-19?

Người bị bệnh tim mạch phải làm gì để đối phó với di chứng thiếu máu tim, rối loạn nhịp, suy tim, viêm cơ tim hậu COVID-19?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS.CK2 Vũ Minh Đức - chuyên gia về tim mạch giàu kinh nghiệm và là GĐ phòng khám GOLDEN CARE sẽ giải đáp trong chương trình với chủ đề “Tổn thương tim mạch hậu COVID-19, làm sao để chữa lành?” ”

Chương trình sẽ được phát sóng trên vào 19g thứ 7, ngày 19 tháng 2/2022 trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, Youtube AloBacsi và Website AloBacsi.com.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi và băn khoăn về vấn đề này hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Cảm ơn Nhãn hàng Ích Tâm Khang Platinum - hỗ trợ tăng lưu thông máu đến tim đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X