Hotline 24/7
08983-08983

Mỗi độ tuổi từ trẻ đến già, nhịp tim khỏe mạnh nên đập bao nhiêu lần một phút?

Nhịp tim là phép đo số lần tim bạn co bóp hoặc đập trong một phút. Việc theo dõi nhịp tim sẽ rất hữu ích để theo dõi hoạt động thể dục và quản lý các yếu tố nguy cơ của các bệnh về tim và tuần hoàn như tiểu đường. Làm thế nào để bạn đo nhịp tim và nhịp tim khỏe mạnh là bao nhiêu?

Hầu hết mọi người không biết nhịp đập của họ cho đến khi cảm thấy quá nhanh hoặc quá chậm, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra nhịp tim thường xuyên để đảm bảo bạn không bị nhịp tim bất thường. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn trên 65 tuổi, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh.

Việc đo nhịp tim rất đơn giản và bạn có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy đo nhịp tim. Để kiểm tra mạch ở cổ tay, hãy chạm hai ngón tay vào vùng giữa xương và gân ở phía ngón cái của cổ tay.

Đếm số lượng nhịp bạn cảm thấy trong 15 giây và nhân số này với bốn để có được nhịp mỗi phút. Bạn nên làm điều này trong khi ngồi và nghỉ ngơi.

Đo nhịp tim bằng cách bắt mạch cổ tay

Nhịp tim của bạn nên là bao nhiêu?

Nhịp tim sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm đo và những gì bạn đang làm trước khi đo. Nhưng theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim lúc nghỉ ngơi bình thường của một người trưởng thành dao động từ 60-100 bpm (60-100 lần/phút).

Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) khuyến cáo: “Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nếu bạn nghĩ rằng nhịp tim của mình liên tục trên 120 lần/phút hoặc dưới 60 lần/phút, mặc dù có thể đơn giản rằng điều này là bình thường đối với bạn”.

Bất cứ điều gì dưới 60 lần/phút là nhịp tim thấp, còn được gọi là nhịp tim chậm xoang. Theo Tổ chức Y tế Anh, đối với một số người như vận động viên, nhịp tim chậm không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn bị thấp tim và có các triệu chứng như ngất xỉu, mệt mỏi và chóng mặt thì bnên hẹn gặp bác sĩ đa khoa.

Nhịp tim nhanh xoang là tên gọi của nhịp đập đều đặn nhưng nhanh hơn 90 lần/phút. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn phát ra các tín hiệu điện để làm cho tim bạn đập nhanh hơn và nó có thể là kết quả của việc tập thể dục nặng, lo lắng, một số loại thuốc hoặc sốt. Bạn có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này nếu bị tiểu đường, bệnh tim, thiếu máu, huyết áp cao hoặc bất kỳ tình trạng nào khác gây căng thẳng cho tim.

Nhịp tim nhanh xoang không được xem nhẹ vì các biến chứng có thể dẫn đến cục máu đông, đau tim, đột quỵ, suy tim, mất ý thức hoặc đột tử. Do đó, hãy khám bác sĩ nếu mạch khi nghỉ ngơi của bạn cao hơn 90 lần/phút và điều trị bất kỳ triệu chứng nào đi kèm như ngất xỉu, chóng mặt, đau đầu, đau ngực, lo lắng và không thể tập thể dục trong trường hợp khẩn cấp.

Nhịp tim có thay đổi theo tuổi không?

Lão hóa gây ra những thay đổi đối với tim và mạch máu, nhưng nhịp tim của bạn không thay đổi đáng kể khi lão hóa bình thường.

WebMD giải thích: “Trái tim của bạn là một cơ bắp, vì vậy theo thời gian, nó có thể yếu đi. Nếu bạn ít hoạt động hơn khi lớn tuổi, tâm thất trái của tim sẽ trở nên cứng hơn. Điều này có nghĩa là lượng máu giàu oxy sẽ được bơm ra ngoài cơ thể ít hơn.

Khi một người già đi, tim thường có nhịp tim thấp hơn so với khi còn trẻ, nghĩa là nhịp tim của bạn không tăng nhiều khi tập thể dục. Điều này có thể dẫn đến thành động mạch dày hơn và mô ít đàn hồi hơn. Kết quả là huyết áp của bạn không ổn định nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên quá nhanh, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy trái tim bạn đang thay đổi”.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tim của bạn sẽ đập ở khoảng tốc độ sau cho mỗi lứa tuổi:

  • Tuổi 20 - 100-170 lần/phút
  • Tuổi 30 - 95-162 lần/phút
  • Tuổi 40 - 90-153 lần/phút
  • Tuổi 50 - 85-145 lần/phút
  • Tuổi 60 - 80-136 lần/phút
  • Tuổi 70 - 75-128 lần/phút

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X