Nhìn chung, loại thực phẩm nào cũng có 2 mặt, lành mạnh và không lành mạnh. Ở phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ xem xét về tính chất lành mạnh của loại thực phẩm là tôm hùm.
Trước hết, tôm hùm không tốt. Lý do tôm hùm bị coi là không tốt bởi nó có thể chứa ký sinh trùng và virus. Tuy nhiên, điều này không rõ ràng, vì tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều có thể chứa ký sinh trùng và virus. Vậy nên, bất kì loại thực phẩm từ động vật nào cũng cần nấu chín trước khi ăn. Nhưng nấu chín thức ăn cũng không loại bỏ được thủy ngân.
Có bao nhiêu thủy ngân trong tôm hùm?
Nếu thủy ngân xuất hiện tự nhiên thì có thể được coi là khá an toàn, còn các loại thủy ngân do ô nhiễm hoặc lượng thủy ngân trong thực phẩm quá cao thì rất có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Một số giống cá có mức độ thủy ngân cao hơn so với tất cả những loài cá khác, ví dụ như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình. Một số loài có hàm lượng thủy ngân thấp là tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi và cá da trơn. Tôm hùm không có trong danh sách các loài cá cần tránh khi mang thai.
Xét về các yếu tố chứng minh rằng tôm hùm là một loại thực phẩm lành mạnh, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ thì cá, tôm chứa axit béo omega-3 được khuyến cáo nên ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần, vì cá là một nguồn cung cấp protein và không có chất béo bão hòa cao như các sản phẩm thịt giàu chất béo khác.
Tôm hùm thực sự là một nguồn tuyệt vời giàu protein nạc. 100 gram thịt tôm hùm có chứa 98 calo, 21 gam protein, và chỉ 0,6 gram chất béo. Ngược lại, trong 100 gam thịt gà trắng không da có 168 calo, 31 gram protein và 3,6 gram chất béo, thậm chí chứa vượt quá 500% chất béo hơn so với tôm hùm. Thịt bò nạc có chứa chất béo cao hơn 10 lần so với chất béo trong tôm hùm.
Tôm
hùm cũng chứa axit béo omega-3, có liên quan tới sức khỏe tim mạch tốt.
Có rất nhiều lợi ích có giá trị từ một chế độ ăn uống thường xuyên có
chứa axit béo omega-3. Các axit béo omega-3 làm giảm bệnh tim mạch (bệnh
tim mạch).
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng cũng có thể làm
giảm nguy cơ loạn nhịp tim (có thể dẫn đến đột tử), làm giảm nồng độ
chất béo trung tính, giảm tốc độ tăng trưởng của mảng bám xơ vữa động
mạch và hạ huyết áp (nhẹ).
Nghiên cứu còn chỉ ra là omega-3 từ nguồn thực vật từ biển rất có lợi cho những người có nguy cơ bị bệnh mạch vành tim. Không chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, nhưng lượng axit này trong tôm hùm cũng khá nhiều và có lợi cho sức khỏe.
Tôm
hùm thức ăn chủ yếu thức ăn tươi sống: cá, cua, sò và trai. Tôm hùm có
một chế độ ăn uống rất lành mạnh, do đó sẽ mang lại lợi ích cho con
người.
Theo T.Liên - aFamily/Woman