Lao ruột nhiều biến chứng, dễ tử vong
Lao ruột là bệnh nguy hiểm vì khó chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ biến chứng: tắc ruột, viêm phúc mạc, xuất huyết ruột, lồng ruột... Tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%.
Nội soi chẩn đoán lao ruột tại Bệnh viện 354
Lao ruột có hai loại, thường gặp là lao ruột thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu, lao màng bụng. Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn lao vào ruột, trong đó chủ yếu là theo đường tiêu hóa (do nuốt phải đờm, dãi, chất nhày của người nhiễm vi khuẩn lao hoặc uống sữa bò bị nhiễm vi khuẩn lao), nguyên nhân ít gặp hơn là lây nhiễm theo đường máu, đường bạch huyết, đường mật, hoặc đường tiếp giáp từ các cơ quan bị lao lân cận sang. Lao tiên phát ít gặp hơn là vi khuẩn lao khu trú ngay ở ruột rồi mới phát triển sang cơ quan khác. Bệnh thường xuất hiện ở người trong độ tuổi lao động, nhất là lứa tuổi 30 - 55.
Vi khuẩn lao tạo nên những tổn thương đặc hiệu tại ruột và tình trạng nặng nhẹ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Lúc đầu, triệu chứng lâm sàng của lao ruột khá âm thầm nên ít khi người bệnh đến khám ở giai đoạn đầu. Biểu hiện chủ yếu là đau bụng âm ỉ kéo dài, gầy sút, chán ăn, có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đôi khi kèm táo bón (dễ nhầm với bệnh viêm đại tràng do amip hay tạp khuẩn), sốt về chiều (thường sốt không cao), ra mồ hôi... Tùy theo vị trí tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau.
Chẳng hạn, thể loét tiểu đại tràng, bệnh nhân thường sốt cao, đi lỏng ngày 2 - 3 lần, lúc đầu có nước và phân, sau đó phân có lẫn cả mủ nhày và ít máu; Bụng to, trướng hơi, ăn vào đau, bệnh nhân sợ ăn, suy kiệt nhanh. Thể có khối u ở khối chậu đại tràng, bệnh nhân sốt, vã mồ hôi, đi ngoài lúc lỏng, lúc táo, đau khu trí hố chậu phải hoặc dọc đại tràng, u mềm ấn đau, tiến triển chậm, di chuyển ít. Thể hẹp ruột đau bụng tăng lên khi ăn, bụng nổi cuộn từng khối di chuyển nhiều hơi, trong cơn đau thăm khám có khối u, ngoài cơn đau khối u mất đi, hẹp ruột nhiều chỗ...
Chẳng hạn, thể loét tiểu đại tràng, bệnh nhân thường sốt cao, đi lỏng ngày 2 - 3 lần, lúc đầu có nước và phân, sau đó phân có lẫn cả mủ nhày và ít máu; Bụng to, trướng hơi, ăn vào đau, bệnh nhân sợ ăn, suy kiệt nhanh. Thể có khối u ở khối chậu đại tràng, bệnh nhân sốt, vã mồ hôi, đi ngoài lúc lỏng, lúc táo, đau khu trí hố chậu phải hoặc dọc đại tràng, u mềm ấn đau, tiến triển chậm, di chuyển ít. Thể hẹp ruột đau bụng tăng lên khi ăn, bụng nổi cuộn từng khối di chuyển nhiều hơi, trong cơn đau thăm khám có khối u, ngoài cơn đau khối u mất đi, hẹp ruột nhiều chỗ...
Lao ruột dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm ruột do ký sinh trùng, bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng, ung thư hồi manh tràng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời lao ruột, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng như tắc ruột, có khối u giống u đại tràng, thủng ruột, viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa nặng và hội chứng kém hấp thu, dẫn đến suy kiệt và tử vong.
Lao ruột được điều trị chủ yếu bằng nội khoa thuốc chống vi khuẩn lao, thuốc điều trị triệu chứng, thuốc phủ niêm mạc, giảm đau, tránh kích thích. Việc phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp lao ruột có biến chứng.
Để phòng lao ruột, cần giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, không sử dụng sữa bò tươi chưa qua xử lý. Khi có các biểu hiện bệnh, phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
AloBacsi.vn
Theo BSCK II Vũ Đức Chung - Kiến thức
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình