Hotline 24/7
08983-08983

Khô mũi, chảy nước mũi mùa lạnh, khắc phục sao?

Vào mùa lạnh, đa số mọi người đều bị khô mũi, đặc biệt những ai bị viêm xoang thì tình trạng này càng khó chịu hơn. Vậy cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi phần tư vấn của BS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng.

BS.CK1 Nguyễn Hồng DũngBS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng - Chuyên khoa Tai Mũi Họng

1. Chảy nước mũi mùa lạnh, khắc phục sao?

Vào mùa đông hay những buổi sáng trời lạnh, chúng ta sẽ thường bị chảy nước mũi, cách khắc phục tình trạng này như thế nào, thưa bác sĩ?

BS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng:

Như chúng ta đã biết, mùa đông thời tiết rất lạnh. Đặc biệt, tại Việt Nam không khí sẽ đi qua vùng biển rồi mới vào đất liền nên độ ẩm rất cao, do vậy khí sẽ vừa lạnh lại vừa ẩm, dẫn đến việc niêm mạc mũi dễ bị nhiễm lạnh quá nhiều, ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể.

Khí lạnh và hơi ẩm sẽ kích thích nên niêm mạc mũi, đặc biệt là dây thần kinh số 5 gây ra phản xạ hắt xì hơi.

Thứ 2, nó phóng thích ra chất trung gian làm ngứa mũi và gây phản xạ mũi bằng cách cương mạch máu lên để làm ấm, làm ẩm và ngăn cản bớt khí lạnh vào trong cơ thể, dẫn đến nghẹt mũi, khó thở, tăng tiết dịch.

Cách khắc phục đầu tiên đó là sau khi vừa tỉnh dậy bạn nên từ từ mở của màn ra để 1 phần hơi lạnh từ trong phòng sẽ chung hòa với hơi ấm trong màn, tức là làm cho mũi quen dần với không khí bên ngoài.

Tiếp theo, đứng dậy tại giường sau khi đã vững tư thế thì bạn có thể vươn vai, vận động nhẹ để cơ thể ấm dần lên. Sau đó, đi ra mở cửa phòng từ từ. Việc này giúp cơ thể thích nghi từ môi trường ấm sang môi trường lạnh, không quá đột ngột.

Tuy nhiên, việc quan trọng là bạn nên tập thể dục hàng ngày, có thể chạy bộ tại chỗ mỗi ngày khoảng vài trăm đến vài nghìn bước 1 buổi sáng là đủ. Điều này không đòi hỏi kỹ thuật cao và chỉ cần diện tích vài m2 cũng có thể thực hiện dễ dàng. Đồng thời, hoạt động cũng giúp làm tăng hoạt động của tim, phổi và tổng trạng cơ thể.

2. Niêm mạc mũi bị khô gây ảnh hưởng gì?

Hiện tượng niêm mạc mũi bị khô khi trời lạnh (hay ngồi máy lạnh) có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

BS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng:

Khi ngồi máy lạnh, niêm mạc mũi có cảm giác khô là điều bình thường. Bởi vì máy lạnh là thiết bị làm cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống để phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

Tuy nhiên, vì máy lạnh có thiết bị tạo nhiệt độ ở màng làm lạnh rất thấp, làm ngưng tụ hơi ẩm trong không khí, vì nó có trao đổi khí nên sẽ hút không khí vào trong máy lạnh. Sau đó, thổi ra lượng khí hơi khô làm niêm mạc mũi bị bốc hơi nước nhiều và gây khô mũi.

Có nhiều cách để điều chỉnh như sau:

Thứ nhất, không ngồi thẳng hơi lạnh của máy lạnh.

Thứ 2, đeo khẩu trang mỏng, mục đích làm ẩm và có lượng hơi ẩm trong khẩu trang.

Thứ 3, thỉnh thoảng xịt nước muối sinh lý vào trong niêm mạc mũi để bù lại lượng hơi ẩm.

Thứ 4, để chậu nước trong góc phòng để hơi nước bốc lên bù vào lượng hơi ẩm trong môi trường tự nhiên.

3. Cách giảm khó chịu khi bị viêm xoang?

Phương pháp giảm bớt khó chịu do viêm xoang trong mùa lạnh là gì, thưa bác sĩ?

BS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng:

Mùa đông thường khí hậu rất lạnh, độ ẩm tăng cao, nhất là vùng phía Bắc. Khi bị viêm xoang tức là tổn thương rối loạn hệ lông chuyển của vùng niêm mạc và sự xâm nhập của các mầm bệnh vào niêm mạc gây nhiễm trùng, nhiễm nấm, virus, hoặc dị ứng.

Cơ thể chống đỡ tình trạng này rất khó khăn. Khi lạnh niêm mạc bị viêm sẽ làm tổn thương nhiều hơn, gây liệt tế bào lông chuyển khiến lông không hoạt động tốt được, cho nên tình trạng viêm nhiễm càng nặng hơn trong môi trường lạnh và ẩm.

Một yếu tố quan trọng ở đây là mùa lạnh, do đó cần làm giữ ấm vùng mũi, cổ bằng cách đeo khẩu trang. Nếu 1 lớp chưa đủ thì cần đeo 2 lớp, 3 lớp, đôi khi cần quàng thêm khăn choàng qua mặt. Khi mình thở thì lượng khí sẽ làm môi trường xung quanh mặt và mũi ấm, từ đó làm đỡ hơi lạnh trực tiếp xâm nhập niêm mạc mũi, giảm kích thích, dẫn đến cương nền niêm mạc mũi.

Thứ 2, tăng cường thể dục thể thao, nhà cửa kín tránh bị gió lùa. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng để cơ thể có năng lượng phục vụ cho nhu cầu cơ thể.

Bên trên là những yếu tố phòng bệnh. Còn khi đã bị bệnh thì lúc rửa nước muối nhớ làm ấm nước muối lên 30-35 độ rồi mới xịt vào mũi, chứ không sử dụng nước muối lạnh sẽ làm tình trạng khó chịu hơn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X