-
Xương sọ tự thân tiêu đi, cháu có phải ghép sọ nhân tạo?
Câu hỏi
Chào BS, Cháu nữ 18 tuổi, 30/12 cháu bị tai nạn, chẩn đoán là bị chấn thương sọ não, được mổ cấp cứu và lấy 1 mảnh xương cũng khá rộng mang đi bảo quản ở ngân hàng mổ. Trong thời gian ấy, cháu cảm thấy sức khoẻ bình thường, trí nhớ vẫn tốt, chỉ thi thoảng đau một số chỗ khuyết sọ, đau chỉ như kiến đốt... 3 tháng sau, cháu lên khám và 4/4 cháu được ghép lại sọ tự thân. Ghép được 1 tháng, cháu có đi khám lại thì BS bảo ổn, xương vẫn đẹp. Nếu cứ thế này thì chỉ cần xương liền lại là được. Nhưng sau gần được 2 tháng thì cháu thấy xương bị tiêu đi, bị lõm 1 số chỗ và đặc biệt ở chỗ trán, vị trị thái dương bị lõm khá sâu. Giờ mới ghép lại được 3 tháng. Cho cháu hỏi có phải tại miếng ghép mang đi bảo quản, nên rìa miếng ghép xấu, nên khi ghép lại 1 thời gian bắt đầu tiêu đi, rồi xương mới có thể phát triển ra không ạ? Cháu muốn hỏi xương mà tiêu thì chỉ tiêu 1 chút, có bao giờ tiêu hết cả mảnh ghép lại không ạ? Trường hợp của cháu có khi nào cần mổ lại không? Cháu đã ghép sọ tự thân mà giờ mổ lại để ghép sọ nhân tạo thì chỉ ghép chỗ xương bị tiêu hay thế nào ạ? Có nguy hiểm không? Ghép nhân tạo thì chi phí mảnh ghép tầm bao nhiêu? Nếu ghép xương nhân tạo thì có bị sụp xương không hay trở lại hình dạng ban đầu? Nó có giống lần đầu ghép xương tự thân không? Nếu cháu không ghép lại thì khuyết sọ thế có ảnh hưởng ra sao? Mong BS tư vấn. Cháu cảm ơn BS nhiều ạ. (Bạn đọc Thảo - thaoco…@gmail.com)
Trả lời
Chào cháu,
Theo mô tả thì cháu tái tạo tự thân thì bác sĩ sẽ sử dụng mảnh ghép bằng xương sọ tại chỗ được lấy ra để giải ép cho não và được bảo quản lạnh sâu ở ngân hàng mô. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều, đem lại kết quả khả quan cho bệnh nhân, thường sau 6 tháng sọ của bệnh nhân sẽ liền lại.
Còn tái tạo sọ nhân tạo thì dị chất như: xi măng, tantalum, tổ hợp carbon... áp dụng cho những bệnh nhân bị bể sọ hay chấn thương bị văng sọ hay ghép tự thân không thành công phải lấy vật liệu khác thì tùy mức độ, khả năng của bệnh nhân.
Thời gian phẫu thuật tạo hình hộp sọ tùy thuộc sự tăng áp lực của từng bệnh nhân, nhưng theo các bác sĩ, đối với các thương tổn phức tạp nên chờ 3 đến 6 tháng sau.
Bệnh nhân khi mới được tái tạo hộp sọ cần tránh để đầu bị chấn thương thêm, tránh thay đổi môi trường đột ngột như ra nắng, tránh những tác động vào nơi cấy ghép, gội đầu không mạnh tay, vào nơi lạnh quá và phải chú ý theo dõi sức khỏe.
Nếu cháu không ghép lại thì cháu nên tham khảo ý kiến BS đang điều trị cho cháu, BS sẽ tư vấn chính xác hơn.
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình