Hotline 24/7
08983-08983

Viêm niêm mạc trực tràng phù nề sung huyết có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cách đây 4 năm em đi khám và phát hiện viêm trực tràng, uống thuốc một thời gian sau đó ngưng. Lúc đó bị nổi lên một cục ở giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, sờ tay thì thấy phình to, uống thuốc khoảng hơn 1 tháng thấy nó nhỏ lại. Em không đi khám và để đến bây giờ. Cách đây 1 tháng em có đến Bệnh viện Chợ Rẫy nội soi (em ngồi bị đau và đi ngoài ra máu). Bác sĩ bảo em bị viêm niêm mạc trực tràng phù nề sung huyết, uống thuốc hơn 1 tháng nay, đi ngoài có đỡ táo bón hơn nhưng mấy hôm nay em bị khó đi ngoài và có ra máu tươi. Mong bác sĩ tư vấn niêm mạc sưng phù nề có nguy hiểm không ạ? Khi nào thì cắt trực tràng? Hậu môn nhân tạo là thế nào? Em xin cảm ơn ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Viêm niêm mạc trực tràng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm niêm mạc trực tràng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Chỉ định cắt trực tràng, làm hậu môn nhân tạo chỉ thực hiện ở những bệnh nhân có ung thư đại trực tràng, không thể bảo tồn. Các trường hợp còn lại dù là ung thư phải cắt đoạn ruột thì các bác sĩ vẫn cố gắng hết sức để bảo tồn hậu môn cho người bệnh.

Em nên quay lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại sang thương xem diễn tiến thế nào để có biện pháp thay đổi phác đồ hoặc can thiệp xử trí ngoại khoa (đối với các trường hợp xuất huyết do trĩ, polyp), sẽ không có chuyện đưa cắt bỏ trực tràng - đưa hậu môn ra da mà không hỏi ý kiến của em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Trực tràng là một ống cơ được kết nối đến phần cuối của đại tràng. Phân đi qua trực tràng trên đường ra khỏi cơ thể. Viêm niêm mạc trực tràng có thể gây đau trực tràng và cảm giác liên tục phải đi tiêu. Viêm niêm mạc trực tràng có nhiều nguyên nhân, có thể bao gồm cả bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh viêm ruột và nhiễm trùng không qua đường tình dục. Viêm niêm mạc trực tràng cũng có thể là tác dụng phụ của xạ trị ung thư.

Những triệu chứng của v
iêm niêm mạc trực tràng: thường xuyên hoặc liên tục có cảm giác cần phải đi đại tiện, chảy máu, đau trực tràng, đau ở phía bên trái của bụng. Cảm giác đầy trực tràng, tiêu chảy, đau khi đi đại tiện.

- Điều trị viêm trực tràng gây ra do nhiễm trùng bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng siêu vi. Đối với viêm trực tràng do nhiễm vi-rút, chẳng hạn như vi-rút Herpes truyền qua đường tình dục, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút.

- Điều trị viêm trực tràng do xạ trị: dùng các loại thuốc để kiểm soát chảy máu như Steroid và các loại thuốc chống viêm khác. Cắt bỏ các mô bị hư hại bằng laser và đông máu trong huyết tương argon (APC).

- Điều trị viêm trực tràng liên quan đến bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có thể bao gồm các loại thuốc để kiểm soát viêm trực tràng như Mesalamine (Tidocol, Canasa, các thuốc khác) hoặc Corticosteroid. Nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ một phần bị hư hại của đường tiêu hóa.

Để giảm nguy cơ viêm niêm mạc trực tràng, thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi các bệnh qua đường tình dục. Cách chắc chắn nhất để ngăn ngừa các bệnh qua đường tình dục là kiêng quan hệ tình dục.

Nếu có quan hệ tình dục, giảm nguy cơ các bệnh qua đường tình dục bằng cách cố gắng:

- Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục.

- Không quan hệ tình dục với bất cứ ai có bất kỳ vết loét bất thường hoặc dịch ở vùng sinh dục.

- Nếu được chẩn đoán bệnh qua đường tình dục, ngăn chặn quan hệ tình dục cho đến sau khi đã hoàn thành điều trị. Bằng cách đó có thể tránh lây bệnh cho bạn tình. Hãy hỏi bác sĩ khi an toàn để quan hệ tình dục trở lại.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X