Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao viêm họng điều trị mãi không khỏi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, em khám Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM bác sĩ kết luận bị viêm họng nhưng uống thuốc hơn tuần nay mà không thấy giảm triệu chứng khiến em rất lo lắng. Em có triệu chứng đau họng, amidan sưng đỏ, thành họng sung huyết, đặc biệt là sau khi ăn, thỉnh thoảng hơi nhức đầu nhẹ, ăn thì không đau, giọng nói bình thường. Em rất sợ bị ung thư. Em đã soi 2 lần ở 2 bệnh viện khác nhau và đều được chẩn đoán viêm họng. Em không hiểu viêm họng sao điều trị lâu vậy ạ dù em đã rất tích cực. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng em mô tả trên có liên quan đến ung thư không ạ? Nội soi tai mũi họng có phát hiện chính xác ung thư không thưa bác sĩ? (Bạn đọc tên Phi - Long An)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Bạn đã khám chuyên khoa và nội soi tai mũi họng 2 lần đều không phát hiện bất thường nào khác ngoài họng viêm, do đó hiện tại không nghĩ tới nguyên nhân gây khó chịu là do ung thư. Nếu amidan thật sự sưng to, kéo dài, không phù hợp với bệnh cảnh chung, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật amidan làm xét nghiệm.

Nhưng trước hết cần tìm hiểu các nguyên nhân khác có thể gây viêm họng tái đi tái lại nhiều lần như sức khỏe kém, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, có bệnh lý đường tiêu hóa, viêm xoang mạn…

Bạn nên tuân thủ toa thuốc của bác sĩ chuyên khoa và tái khám để được thay đổi phác đồ phù hợp bạn nhé!

Khi thời tiết chuyển mùa thì bệnh viêm họng cấp thường xảy ra và hay bị tái phát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng tái phát như: chưa điều trị dứt điểm đợt viêm mũi họng cấp, do nhiễm các loại virut, vi khuẩn khác (có nhiều virut, vi khuẩn là tác nhân gây viêm họng)... Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ)... khiến bệnh tái phát.

Tùy từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp. Đối với trường hợp do vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh uống hoặc tiêm (nếu có kết quả kháng sinh đồ thì dùng kháng sinh sẽ hiệu quả hơn).

Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để  điều trị. Nếu bệnh nhân có sốt cần bù nước và ăn nhiều trái cây để nâng cao sức đề kháng.

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần phải nghỉ ngơi, không uống nước đá, không để điều hòa quá lạnh... Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. Vì vậy, chị cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị giúp bệnh nhanh khỏi và không tái phát.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X