-
Vì sao khi chụp DSA phải bất động?
Câu hỏi
Dạ BS cho em hỏi, Người nhà em được chỉ định chụp DSA vì có nguy cơ đột quỵ. BS có dặn sau khi chụp phải nằm yên trong 24g. Xin BS giải thích cho em rõ, vì sao phải như vậy và nếu người nhà em không chịu được mà cử động một chút thì có hại gì không? Việc ăn uống và tiêu tiểu sẽ tiến hành như thế nào ạ? Em cảm ơn BS!
Trả lời
Khi chụp DSA, người ta phải luồn các dụng cụ ở bẹn. Sau khi làm xong, chỗ đó có thể bị chảy máu hoặc tụ máu nên bác sĩ sẽ băng ép ở bẹn. Chân bệnh nhân phải bất động trong 8 tiếng. Sau đó bác sĩ sẽ tháo băng ép trong vòng 24 giờ.
Chụp DSA (viết tắt bởi cụm từ Digital Subtraction Angiography) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số sử dụng thuật toán để xóa nền trên 2 ảnh thu nhận được trước và sau khi tiêm chất cản quang vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích nghiên cứu mạch máu trong cơ thể. Những hình ảnh thu được từ việc chụp DSA cung cấp thông tin chính xác về quá trình lưu thông máu khi đi qua các bộ phận của cơ thể đặc biệt là quá trình cung cấp máu cho não và tim. Qua đó, bác sĩ có thể sớm phát hiện tình trạng bất thường của mạch máu như mạch bị co hẹp, tắc nghẽn, phình mạch... và một số các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... DSA thường dùng để chẩn đoán và điều trị trong trường hợp như: Kỹ thuật này giúp các bác sĩ phát hiện sớm các tình trạng bất thường của dòng máu, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác các bệnh lý nghiêm trọng có liên quan đến sự tuần hoàn của máu trong cơ thể, lên kế hoạch giải phẫu và giúp xác định chính xác các vị trí tổn thương bên trong cơ thể. |
Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình