Hotline 24/7
08983-08983

U nang giáp móng có phải mổ không?

Câu hỏi

Bị u nang giáp móng có nhất thiết phải mổ không ạ? Em bị viêm đa xoang mãn tính.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Nang giáp móng là bệnh lý bẩm sinh hay gặp nhất so với u nang vùng cổ. Bệnh lý này có nguồn gốc từ sự phát triển không bình thường của ống giáp lưỡi trong quá trình biệt hóa hình thành các cơ quan ở đầu, mặt cổ thời kỳ phôi thai. Có 2 phương pháp điều trị là chọc hút u nang hay phẫu thuật cắt bỏ. Việc chọc hút thường thất bại do vỏ nang dày, còn phẫu thuật lại phụ thuộc lớn vào trình độ của phẫu thuật viên. Nếu phẫu thuật không hiệu quả thì tỉ lệ tái phát rất cao. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn thì các kĩ thuật mổ dọc hiện nay khá an toàn. Chỉ định phẫu thuật sẽ cấp thiết khi nang to dần, có biểu hiện chèn ép, nhiễm trùng nang, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Để điều trị cho những người mắc bệnh này, Y học thường thực hiện 2 phương pháp: Chọc hút u nang hay phẫu thuật cắt bỏ. Việc chọc hút thường thất bại do vỏ nang dầy. Còn phẫu thuật lại phụ thuộc lớn vào trình độ của phẫu thuật viên. Nếu phẫu thuật viên chưa hiểu biết đầy đủ về quá trình phôi thai học, thì phẫu thuật thường chỉ là cắt bỏ nang đơn thuần, không thắt tận gốc đường rò, nên tỷ lệ tái phát sau mổ cao. Đã có nhiều phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được chọn lựa để điều trị bệnh u nang giáp móng. Chẳng hạn phương pháp Berereton và Symonds là phẫu thuật cắt bỏ khối u, không cắt xương móng và đường rò trên xương móng nhưng sau mổ tỷ lệ rò tái phát lên tới 38%. Cách của Hoffman và Schuter là phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt xương móng nhưng không cắt bỏ rộng rãi phần mềm và đường rò trên xương móng: tỉ lệ rò tái phát là 30%.

Phương pháp cắt bỏ u nang giáp móng theo phương pháp Sistrunk được coi là phương pháp chuẩn nhất hiện nay. Kỹ thuật Sistrunk mổ dọc theo đường giữa cổ, cắt bỏ khối u, phần giữa của xương móng, đường rò trên xương móng. Tỷ lệ tái phát sau mổ thấp. Để giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, Khoa Ngoại – Bệnh viện Nội tiết đã áp dụng phương pháp phẫu thuật này, nhưng lại cải tiến theo đường mổ ngang, đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ dàng mở rộng phẫu trường khi cần thiết. Kỹ thuật được thực hiện bằng cách gây mê nội khí quản. Đường mổ ngang theo nếp lằn cổ qua cực dưới khối u dài từ 3-4 cm bóc tách da lên trên và xuống dưới. Tách theo đường giữa, bóc tách cơ đi vào tới u nang. Giải phóng u nang tới tận xương móng theo hướng đường rò vào chính giữa xương móng...

Kết quả 96,63% bệnh nhân được phẫu thuật theo phương pháp Sistrunk khỏi hoàn toàn. Sau mổ bệnh nhân không còn cảm giác chẹn tức vùng cổ, sẹo liền đẹp, tỉ lệ rò tái phát thấp (3,3%), thời gian nằm viện trung bình là 4 ngày. Phát huy ưu điểm của phương pháp phẫu thuật Sistrunk, hiện Khoa Ngoại – Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã đưa kỹ thuật này vào thực hiện thường quy và chuyển giao cho các bệnh viện tuyến dưới.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X