Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Tôi hay bị són phân, do đâu?
Câu hỏi
Thời gian gần đây tôi gặp phải hiện tượng phân són ra sau khi đi đại tiện. Tôi đã rửa sạch sẽ, nhưng khi sinh hoạt bình thường đặc biệt là tư thế ngồi thì phát hiện có dính phân ở hâu môn. Tình trạng này thường xảy ra sau khi Tôi đi đại tiện.
Cách đây 2 tháng Tôi đã đi khám trĩ và đã được chẩn đoán không phải trĩ. Vậy xin hỏi tôi bị gì và làm thế nào để chữa trị. Ngoài ra, tôi bị hiện tượng có tiếng kêu như thoát nước trong bụng, gây bất tiện khi sinh hoạt làm việc. Rất mong được bác sĩ giải đáp.
Trả lời

Chào bạn,
Việc kiểm soát ruột bình thường dựa vào chức năng thích hợp của:
- Cơ xương vùng chậu
- Trực tràng, một phần của phần dưới của ruột già
- Cơ vòng hậu môn, cơ ở hậu môn
- Hệ thần kinh
- Tổn thương ở bất kỳ khu vực nào trong số này có thể dẫn đến đi tiêu không kiểm soát.
Một số nguyên nhân phổ biến của chứng són phân bao gồm:
Tắc nghẽn ruột hay trực tràng do phân: Táo bón mãn tính có thể dẫn đến đi tiêu không tự chủ. Điều này xảy ra khi một khối phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng. Phân có thể kéo căng và làm suy yếu cơ vòng, khiến cho cơ không có khả năng ngừng thư giãn như bình thường. Một biến chứng khác của hiện tượng rối loạn tống phân là rò rỉ phân lỏng qua hậu môn.
Bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy dẫn đến tiêu phân lỏng hoặc phân nát. Những dạng phân lỏng này có thể gây ra nhu cầu đi tiêu ngay lập tức. Nhu cầu có thể đột ngột đến mức bạn không có đủ thời gian để vào phòng vệ sinh.
Bệnh trĩ: Trĩ ngoại có thể làm cơ thắt không khép lại hoàn toàn. Điều này cho phép phân lỏng và chất nhầy đi qua một cách không chủ ý.
Tổn thương cơ vòng hậu môn: Cơ vòng hậu môn bị tổn thương sẽ khiến các cơ không thể giữ chặt hậu môn được. Phẫu thuật trong hoặc gần vùng hậu môn trực tràng, chấn thương và táo bón có thể làm tổn thương cơ vòng.
Tổn thương thần kinh: Nếu các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ vòng bị hư hỏng, cơ vòng sẽ không đóng lại đúng cách. Khi điều này xảy ra, bạn cũng có thể không cảm thấy muốn đi vệ sinh. Một số nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh bao gồm Chấn thương do sinh nở, đột quỵ, đái tháo đường, đa xơ cứng (MS).
Rối loạn chức năng sàn chậu: Phụ nữ có thể bị tổn thương các cơ và dây thần kinh trong xương chậu khi sinh con, nhưng các triệu chứng của rối loạn chức năng sàn chậu có thể không nhận thấy ngay. Chúng có thể xảy ra nhiều năm sau đó.
Theo đó, cách đây 2 tháng bạn đã đi khám và loại trừ trĩ, nhưng vẫn chưa xác định mình bị gì, có khả năng là bạn chưa khảo sát đầy đủ các xét nghiệm chuyên sâu để xác định bệnh. Khả năng hướng đến nhiều nhất hiện tại là rối loạn chức năng sàn chậu, tổn thương thần kinh và tổn thương cơ vòng hậu môn. Bạn có thể khám chuyên khoa Sản phụ khoa để tầm soát rối loạn chức năng sàn chậu và khám chuyên khoa Ngoại tiêu hóa để tầm soát tổn thương cơ vòng hậu môn, bạn nhé.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình