Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc Nifehaxal 30LA có thay thế được Adalat 30LA không, AloBacsi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Thời gian trước uống Adalat 30LA, thời gian sau này thuốc thường hay đứt, vì không có thuốc nên hiệu thuốc tư vấn tôi nên đổi sang NIFEHAXAL 30LA. Xin hỏi ý kiến bác sĩ thuốc NIFEHAXAL 30LA có thể thay thế nhau được không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Truong Thi Lien - thaibinh...@gmail.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Adalat 30LA và NIFEHAXAL 30LA đều có thành phần là nifedipine 30mg, được bào chế dưới dạng phóng thích chậm, chỉ khác nhau về nhãn hiệu và nhà sản xuất. Đối với dạng viên nén giải phóng chậm, bạn chú ý phải nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai, không bẻ hoặc làm vỡ viên thuốc. Vì nếu làm vỡ viên thuốc khi uống, hoạt chất sẽ được giải phóng ra ồ ạt, dẫn đến quá liều sẽ gây nguy hiểm. Đối với dạng thuốc này thông thường người bệnh chỉ phải dùng thuốc ngày 1 lần.

Thân mến!

Thông tin thuốc NIFEHEXAL 30MG

Chỉ định: Tăng huyết áp. Đau thắt ngực ổn định mãn tính (do gắng sức), đau thắt ngực do co mạch (kiểu Prinzmetal, đau thắt ngực biến đổi).

Cách dùng: Nên dùng cùng với thức ăn. Dùng buổi sáng và tối (cùng thời điểm trong ngày nếu có thể), không nhai hoặc chia nhỏ viên thuốc, với một cốc nước (không dùng cùng nước bưởi) sau bữa ăn.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần thuốc. Shock. Đau và co thắt vùng ngực sau khi nghỉ ngơi kèm đau thắt ngực. Đột quỵ trong vòng 4 tuần qua. Đang dùng rifampicin. Có thai/cho con bú. Hẹp động mạch chủ nặng. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Thận trọng: Bệnh nhân không dung nạp một số đường (thuốc chứa lactose). Lái xe/vận hành máy móc. Định kỳ kiểm tra nếu: huyết áp tâm thu < 90mmHg, suy tim sung huyết, thẩm tách máu kèm cao huyết áp và giảm thể tích tuần hoàn.

Phản ứng có hại: Đau đầu, phù chân ngoại biên. Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, đánh trống ngực, nôn, đỏ bừng mặt, ban đỏ, sưng đau tay chân.

Tương tác thuốc: Thuốc hạ huyết áp khác, chống trầm cảm 3 vòng, giãn mạch. Thuốc chẹn thụ thể beta. Diltiazem. Quinidine. Digoxin, theophylline. Quinupristin, dalfopristin, cimetidine. Rifampicin. Vincristine. Cephalosporine. Phenytoin. Tacrolimus. Macrolide, fluoxetin, nefazodone, thuốc ức chế protease, thuốc chống nấm. Carbamazepine, phenobarbital. Acid valproic. Indomethacin, NSAID. Ruợu.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X