Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Thử đờm âm tính, thử máu dương tính, tôi có nhiễm lao?
Câu hỏi
Thưa BS, Tôi đi thử lao trong đờm thì âm tính, khi thử máu thì dương tính. Như vậy tôi có bị lao không?
Trả lời
Các xét nghiệm máu tầm soát lao không phải là bằng chứng vững chắc để chẩn đoán lao, nghĩa là dương tính cũng không thể chắc chắn bị lao. Xét nghiệm AFB đàm nếu âm tính cũng không thể loại trừ lao.
Việc suy xét một bệnh nhân có phải là lao phổi AFB âm tính hay không khá phức tạp, cần dựa vào nhiều thôgn tin khác nhau và phải được đánh giá bởi BS chuyên khoa lao. Do đó, bạn nên mang các kết quả xét nghiệm đàm, xét nghiệm máu và phim phổi tới BV chuyên khoa lao để BS xét nghiệm tìm nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thân mến.
Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi. Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc trị lao. Các phác đồ điều trị lao được phân ra điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá… Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình