-
Tay sưng đau, vận động hạn chế sau 1 tháng trật khớp vai, tôi phải làm sao?
Câu hỏi
Thưa BS, Tôi 73 tuổi bị té xe máy, trật khớp vai phải, ngày 4/7 đã nắn chỉnh khớp vai, không mổ, chỉ định đeo đai vai và uống thuốc calci và thuốc giảm đau. Đeo đai hơn 1 tháng, thấy đỡ đỡ, tôi bỏ đai, tập tay phải nhè nhẹ, tiếp tục uống calci và thuốc giảm đau. Ngày 11/8, chụp phim, kết quả: ổ chảo, ổ khớp vai không ghi nhận bất thường. Kết luận vỡ phần ngoài chỏm xương cánh tay phải có mảnh xương rời. Hiện tay phải tôi hơi sưng, hơi đau, vận động hạn chế, tuy vẫn tập nhè nhẹ. Tôi muốn phục hồi chức năng tay phải. Kính xin BS cho biết tôi có phải mổ không hay chữa bằng vật lý trị liệu, sóng ngắn, hồng ngoại,… Xin chân thành cảm ơn BS.
Trả lời
Trường hợp của bác có thể là trật khớp vai phải + gãy mấu động lớn xương cánh tay. Thông thường sau khi nắn trật thì mảnh xương sẽ tự vào vị trí bình thường và có thể bảo tồn được. Chỉ phẫu thuật kết hợp xương khi mảnh gãy di lệch xa.
Khớp vai gồm một trụ cầu (xương cánh tay có đầu hình cầu) và hõm chứa (rãnh cầu của xương bả vai) đầu cầu. Trật khớp vai xảy ra khi trụ cầu xương cánh tay trật khỏi hõm chứa ở bả vai. Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì vậy nên bạn rất dễ bị trật khớp. Một số phương pháp dùng để điều trị bệnh trật khớp vai bao gồm: Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau: Một khi lành vết thương và hoạt động vai bình thường, bạn cần tiếp tục tập thể dục nhẹ hằng ngày như vươn vai hoặc xoay nhẹ vai giúp tăng cường độ dẻo dai và ngăn ngừa trật khớp tái phát. Bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý có thể giúp bạn lập kế hoạch tập thể dục thích hợp. |
Phụ trách khoa Y học thể thao, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình