Hotline 24/7
08983-08983

Mổ hở kinh điển và xạ phẫu gamma knife có ưu nhược điểm gì?

Câu hỏi

Giữa mổ hở kinh điển phải mở sọ và xạ phẫu gamma knife để loại bỏ u não, hai phương pháp này có ưu và nhược điểm như thế nào, xin BS đưa ra một vài so sánh?

Trả lời

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh

Nguyên Trưởng Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân - Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy

Phẫu thuật mổ hở kinh điển - Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phẫu thuật mổ hở kinh điển - Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Phẫu thuật hở u não kinh điển: lấy trực tiếp u não ra khỏi cơ thể nhanh chóng, biết được chính xác loại tế bào u não. Phẫu thuật lấy u nhanh chóng giải quyết tình trạng u xâm lấn, tăng áp lực sọ não, phù não.

Tuy nhiên, phương pháp mổ hở có nhiều khó khăn: gây mất máu nhiều, gia tăng tình trạng nhiễm trùng thần kinh trung ương, tai biến tổn thương nhu mô não lành xung quanh, mổ hở không thể tiếp cận tổn thương ở vị trí sâu.

Ngoài ra mổ hở, bệnh nhân phải được gây mê kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, nằm viện lâu dẫn theo chi phí lớn, gia tăng bệnh cơ hội như nhiễm trùng bệnh viện, các bệnh lý về huyết khối mạch máu.

Vì vậy, hệ thống gamma knife đã khắc phục được một số nhược điểm của phẫu thuật mổ hở gây ra. Một số ưu điểm của dao gamma như: tiêu diệt u não hay dị dạng mạch máu não nằm vị trí sâu, nhỏ mà mổ mở không tiếp cận được như vùng trung tâm hay thân não,...

Gamma knife điều trị mang tính tập trung nên ít tổn thương những mô lành xung quanh. Qua đó, bảo tồn được các vùng não chức năng, giảm nguy cơ liệt nửa người hay liệt các vùng thần kinh, loạn tâm thần kinh.

Xạ phẫu gamma knife giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mất máu, nhiễm trùng thần kinh trung ương. Và bệnh nhân không phải nằm viện lâu, phục hồi nhanh, tỉnh táo ăn uống sinh hoạt gần như bình thường. Bệnh nhân không phải cạo tóc, không để lại sẹo mổ lớn, giữ lại thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, xạ phẫu có vài nhược điểm sau: máy gamma knife không sẵn có và chi phí khá đắt. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có 3 trung tâm có dùng dao gamma. Hơn nữa, để sử dụng được dao gamma cần đầu tư hệ thống MRI, CT để những hệ thống này vận hành xung quanh gamma knife, giúp xác định tổn thương trước khi điều trị.

Đồng thời, vận hành máy gamma knife cần nhân lực y tế có kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên môn. Và chi phí điều trị còn cao so với mặt bằng thu nhập Việt Nam. Vì vậy, chỉ áp dụng trên một số trường hợp được chỉ định nhất định. Gamma knife còn 1 nhược điểm là chúng chỉ ứng dụng trong u, tổn thương nhỏ lý tưởng dưới 3cm, tối đa 5cm.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Mổ cấp cứu máu tụ ngoài màng cứng là một cấp cứu tối khẩn cấp, cần phải được mổ ngay, khoan ngay một lỗ để lấy máu tụ giải phóng chèn ép não mới cải thiện tình trạng bn và tránh được di chứng thần kinh sau này.

Vô cảm

Gây mê nội khí quản Là phương pháp vô cảm tốt nhất để tránh hiện tượng phù não trong khi mổ và giúp phẫu thuật viên kiểm soát chảy máu dễ dàng hơn.

Rạch da

Nên phong bế vùng mổ bằng hỗn hợp dung dịch xylocain và Adrenaline 1/100000 trước khi rạch da để hạn chế chảy máu.

Thông thường, đường rạch da hoặc thẳng hoặc cong hình chữ S hay hình móng ngựa, nhưng phải trên nguyên tắc tôn trọng các cuống mạch nuôi. Cần tránh các đường rạch tạo góc nhọn hay 2 đường rạch giao nhau, ảnh hưởng đến nuôi dưỡng da đầu.

Cần tránh gây tổn thương các mạch lớn ở da đầu, nhất là động mạch thái dương nông. Trong trường hợp bắt buộc thì cần phẫu tích và thắt trước khi cắt. Mảng da đầu, cơ và màng xương nên được bóc tách trong cùng nhau.

Mở xương

Trước khi có  phim CLVT khoan thăm dò được đặt ra theo trình tự: một mũi cạnh đường vỡ xương (nếu có) hoặc bên giãn đồng tử hoặc bên đối diện với bên liệt. nếu không có đường vỡ xương thì mũi khoan được tiến hành: vùng thái dương (cách 2cm trước lỗ tai ngoài, trên cung gò má 1cm); vùng trán (trên cung mày 1cm) tiếp theo là các vùng đỉnh chẩm và hố sau.

Khi có phim cắt lớp: mở cửa sổ xương bằng 4-5 lỗ khoan ( xem ở phần các đường mở sọ).

Lấy máu tụ, cầm máu, khâu treo màng cứng

Nếu khối máu tụ đang chảy máu nhiều vừa lấy máu tụ vừa cầm máu thật nhanh bằng cách: đốt cầm máu, khâu treo, đặt surgicel, spongel hay cân cơ thái dương. Nhất là ở hố thái dương hay vị trí xoang tĩnh mạch nhiều khi rất khó cầm. Khí không chảy máu thì nên lấy đến đâu thì khâu treo và cầm máu đến đấy. Nhiều khi không cần phải lấy hết máu tụ.

Đóng vết mổ

Dẫn lưu ngoài màng cứng. Cố định xương thật chắc sau khi khâu treo màng cứng. Nên dẫn lưu dưới da đầu để tránh tụ máu dưới da gây nhiễm trùng vết mổ. Dẫn lưu nên để trong vòng 24- 48 giờ sau mổ. Cầm máu kỹ da đầu trước khi khâu nhưng hạn chế đốt điện nhiều mép vết mổ, ảnh hưởng quá trình liền vết thương.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X