Hotline 24/7
08983-08983

Máu tụ trong não sau chấn thương liệu có thể tự tan?

Câu hỏi

Nhờ các bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp của chồng em.

Cách đây 20 ngày chồng em có bị tai nạn, chụp CT cho kết quả tụ máu não. Có nằm viện uống thuốc, điều trị. Chồng em không có triệu chứng đau đầu, ói mửa, chỉ bị chóng mặt (nghi thiếu máu do mất máu nhiều). Bệnh viện cho uống thuốc theo dõi 4 ngày sau đó chuyển qua khoa ngoại chấn thương để mổ bắt vít xương tay gãy, 7 ngày sau cho xuất viện.

Sau 7 ngày xuất viện chồng em có đi tái khám và đề nghị chụp lại CT thì kết quả vẫn còn máu tụ. Bác sĩ bảo không sao, kê thêm thuốc bổ não. Nhưng em vẫn rất lo lắng.

Máu tụ đó phải mất thời gian lâu tự tan hay phải can thiệp vì em đọc nhiều bài viết thấy có nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn ói sau 1 đến vài tháng, nguy hiểm đến tính mạng. Nhờ các bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Em xin cảm ơn.

(Đỗ Thị Hồng Thắm - Dotham...@gmail.com)

Trả lời

Máu tụ trong não sau chấn thương liệu có thể tự tan?Tụ máu não xảy ra khi có một mạch máu bên trong não hoặc nằm giữa não và hộp sọ bị vỡ, tích tụ máu gây chèn ép các mô não

Chào bạn,

Chấn thương sọ não nặng gây vỡ mạch máu trong sọ có thể gây ra tụ máu trong não. Nếu lượng máu đủ nhiều, đủ làm tăng áp lực nội sọ và chèn ép nhu mô não, bệnh nhân sẽ biểu hiện các triệu chứng như:

- Đau nhức đầu tăng dần về cường độ đến khi đau dữ dội

- Buồn nôn và nôn mửa, chóng mặt

- Thường xuyên buồn ngủ, hay quên, lú lẫn và dần mất ý thức

- Đồng tử không bằng nhau

- Một bên chân tay bị yếu

- Huyết áp tăng

Khi khối máu tụ càng lớn thì các triệu chứng như hôn mê, bất tỉnh, động kinh ngày càng rõ ràng hơn. Khối máu tụ của chồng bạn đã hơn 20 ngày mà vẫn không biểu hiện triệu chứng, điều này cho thấy máu đã ngưng chảy và chấn thương ngưng diễn tiến.

Cơ thể người có cơ chế đông cầm máu tự nhiên, tức là khi có chảy máu sẽ tự động hình thành nút tiểu cầu và hoạt hoá dòng thác đông máu để hàn lại chỗ tổn thương mạch máu, giúp máu không chảy thêm, đồng thời phân huỷ và hấp thu máu cũ.

Các trường hợp chảy máu tái phát thường gặp ở người già có rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc kháng đông. Trường hợp của chồng bạn ít có nguy cơ bị tổn thương mạch máu hoặc chảy máu thứ phát, ngoài ra nếu khối máu tụ quá ít, không gây triệu chứng thì cũng không cần thiết phải mở sọ can thiệp – là một phẫu thuật quá xâm lấn và nặng nề đối với người khoẻ mạnh. Thân mến!




Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X