Hotline 24/7
08983-08983

Loét đoạn cuối hồi tràng, đi ngoài phân bẹt, liệu em có bị ung thư đại tràng?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Em năm nay 27 tuổi ở Bình Dương, hồi tháng 7 em có đi nội soi dạ dày và đại tràng. Kết quả em bị viêm xung huyết mạc hang vị nhẹ, và loét đoạn cuối hồi tràng... Cả tháng nay em đi phân ra bẹt, nhỏ, thấy khó chịu ở bụng, buồn nôn, có khi đau ở bụng phải, trái và gần rốn. Em ăn rau vào đi phân toàn ra rau không tiêu hóa được. Em hoang mang quá. Không biết giờ em có thể đi nội soi lại để biết chính xác mình bị gì được không? Em lên mạng đọc thấy những triệu chứng đó là ung thư đại tràng. Em tính đi nội soi lại mà chưa đủ 6 tháng không biết có nội soi lại được chưa? Xin BS cho ý kiến và tư vấn giúp em.

Trả lời
Vị trí hồi tràng trong ổ bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vị trí hồi tràng trong ổ bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bạn đã nội soi đại tràng, do đó loại trừ bạn bị ung thư đại tràng. Vì nội soi phát hiện bạn bị loét đoạn cuối hồi tràng và sau điều trị triệu chứng không hết nên bạn cần nội soi lại và sinh thiết vết loét ở đoạn cuối hồi tràng xem có bị lao hồi tràng hay không. Nếu lao phải điều trị lao mới hết.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Lao ruột đặc biệt phổ biến trong các quốc gia đang phát triển. Lao ruột thường không có triệu chứng hoặc chỉ có dấu hiệu đau bụng, co thắt và sụt cân. Những người bị lao ruột thường cũng có các bộ phận khác bị nhiễm lao chẳng hạn như trong phổi.

Bạn cần đi khám bác sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị sớm. Ngoài  việc bắt đầu điều trị lao, thường đòi hỏi phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc trong nhiều tháng, bạn cần phải được chẩn đoán để xem có mắc phải trình trạng sức khỏe nào có nguy cơ cao gây ra bệnh lao hay không, chẳng hạn như nhiễm virus HIV.

Các triệu chứng của lao ruột không đặc hiệu, thường gặp nhất là đau bụng toàn bộ hay khu trú. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sốt, nôn mửa, suy nhược, tiêu chảy, táo bón hoặc chảy máu trực tràng. Tiêu chảy xuất hiện phổ biến hơn khi bị loét. Đau quặn bụng với chứng sôi bụng xảy ra do tắc nghẽn đường ruột một phần là do hẹp. Thủng ruột có biểu hiện đau bụng cấp. Lao tá tràng giống loét dạ dày tá tràng hoặc biểu hiện như tắc nghẽn dạ dày.

Lao ruột được điều trị nội khoa. Phương pháp phẫu thuật được dành riêng cho các biến chứng.

Những người mắc bệnh lao nên nghỉ ngơi ở nhà cho đến khi bác sĩ đồng ý cho quay lại cuộc sống bình thường để tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu bác sĩ xác nhận bệnh không còn lây nhiễm, bạn có thể trở lại hoạt động bình thường.

Nếu bạn đang được điều trị tại nhà khi bắt đầu điều trị bệnh lao, trong khi bạn vẫn còn có thể lây nhiễm, thì bạn nên cẩn thận để tránh lây cho các thành viên trong gia đình. Vi khuẩn gây bệnh lao lây lan qua không khí. Bạn có thể đeo khẩu trang để che mũi, miệng và che miệng bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi, sau đó gói khăn giấy lại, cho vào trong một túi rồi vứt nó đi. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong phòng có thông gió đầy đủ để bất kỳ vi khuẩn nào bạn thở ra đều được mang đi. Bạn có thể đặt quạt gió hướng ra cửa sổ để thổi vi khuẩn trong không khí ra khỏi phòng.

Điểm quan trọng nhất là bạn nên uống thuốc đúng giờ. Nếu bạn ngừng dùng một số loại thuốc hoặc bỏ qua một số liều thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lao kháng thuốc khó điều trị. Bạn hãy sử dụng một số biện pháp giúp ghi nhớ lịch trình uống thuốc, ghi chép sổ hoặc nhờ người nhà nhắc nhở.


ThS.BS Nguyễn Phước Lâm
Trưởng khoa Nội soi, BV Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X