Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Khó tiêu, đầy hơi dù đã uống thuốc trị viêm loét dạ dày?
Câu hỏi
Xin chào BS, Tôi bị đau cấn (cảm giác cấn cấn) khá lâu tại vị trí cách chấn thủy 4cm về bên phải bụng (dưới sườn ngực phải). Mấy BS của BV nói là viêm loét dạ dày, cho thuốc uống hoài mấy năm chẳng hết. Riêng tôi có cảm giác bao tử bị căng phồng tại 1 vị trí cố định trên, ăn khó tiêu, đầy hơi. Xin hỏi BS đó là triệu chứng bệnh lý gì? Cách điều trị?
Trả lời
Triệu chứng của bạn có thể gặp trong bệnh lý viêm loét dạ dày, cũng có thể do nguyên nhân khác như bệnh của gan, mật…
Bạn đã điều trị thuốc về viêm loét dạ dày đến mấy năm mà không hết thì cần phải nội soi dạ dày tá tràng, siêu âm bụng, tầm soát xem có nhiễm Helicobacter pylory hay không cùng 1 số xét nghiệm cần thiết khác (tùy vào các xét nghiệm bạn đã làm trước đây, những dấu hiệu khi thăm khám…). Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có hướng điều trị khác nhau. Bạn cần đến BV đa khoa, đăng ký khám chuyên khoa Nội tiêu hóa, bạn nhé.
Trong thời gian này, bạn chú ý hạn chế ăn đồ chua cay, nước có gas, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, café, bia rượu, không hút thuốc lá và tránh căng thẳng đầu óc, ăn uống đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý, không nằm / vận động mạnh sau khi ăn trong vòng 2 giờ.
Thân mến.
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng. Loét dạ dày tá tràng là bệnh rất phổ biến, được chẩn đoán ở mọi độ tuổi nhưng thường xảy ra ở người già hơn. Triệu
chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày là cảm giác đau âm ỉ hoặc
bỏng rát. Cơn đau thường ở khu vực giữa rốn và xương ức của bạn và có
những đặc điểm như: Mục
tiêu của điều trị viêm loét dạ dày là chữa lành vết loét từ đó giúp
loại trừ triệu chứng tái phát và tránh các biến chứng. Sau khi điều trị,
thường bệnh nhân sẽ thấy tình trạng được cải thiện trong vòng 2 tuần.
Việc tái phát có thể diễn ra nếu những nguy cơ gây bệnh dai dẳng. - Tránh những thứ làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng như Aspirin, NSAID, hút thuốc, uống rượu; - Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy; - Gọi cho bác sĩ nếu bạn nôn ra máu hoặc dịch nhầy màu cà phê; - Gặp bác sĩ nếu bạn đi ngoài phân có máu hoặc màu đen; - Gọi bác sĩ nếu bạn yếu trong người hay xanh xao; - Nếu việc điều trị không giúp cải thiện cơn đau, hãy nói cho bác sĩ biết; - Ngoài ra, hãy thiết lập một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe với nhiều rau quả và ngũ cốc, đồng thời chú ý kiểm sóat stress để tránh làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình