Hotline 24/7
08983-08983

Gây mê và gây tê khác nhau thế nào?

Câu hỏi

Chào BS ạ,

Bác sĩ cho con hỏi chị gái con đang mắc bệnh tim mà BS kêu phải phẫu thuật nội soi, BS nói chỉ gây tê chứ không gây mê? Tại sao vậy cho hỏi mình gây mê được không? Cụ thể là giữa gây mê và gây tê khác nhau điểm nào?

(Huỳnh Hằng)

 

Trả lời

Gây tê và gây mê là những phương pháp giúp người bệnh không còn cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật

Chào bạn,

Câu hỏi của bạn còn khá chung vì bạn không nói rõ loại bệnh tim cũng như loại phẫu thuật mà chị của bạn sắp thực hiện. Các phẫu thuật phải gây mê thường dễ gặp biến chứng trong và sau mổ hơn so với gây tê.

Tuy nhiên, tuỳ vào loại phẫu thuật và cơ địa người bệnh mà lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, nếu không hợp tác hoặc sợ hãi, kích động có thể xem xét gây mê. Vấn đề này bạn nên bàn bạc trực tiếp với BS điều trị bạn nhé!

Gây tê được chia thành hai phương pháp: Gây tê tại chỗ và gây tê vùng.

- Gây tê tại chỗ là làm cho một vùng nhỏ không còn cảm giác đau. Gây tê tại chỗ áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ như một vết thương cạn, nhỏ, ngoài da, vết thương ở da đầu, vết thương ngón tay, ngón chân ...

- Gây tê vùng là làm tê một vùng rộng hơn. Tê vùng là chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng. Người ta chích thuốc tê vào tủy sống và những rễ thần kinh tương ứng. Tê vùng làm mất cảm giác một vùng lớn của cơ thể như bụng, lưng hay hai chân, tay.

Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức, cảm giác, các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương. Người ta có thể chích thuốc qua tĩnh mạch hay cho bệnh nhân ngửi thuốc mê qua đường thở. Với gây mê, bệnh nhân sẽ không hay biết gì và không còn cảm thấy đau khi mổ, bệnh nhân không biết cuộc mổ xảy ra thế nào và vào thời điểm nào.

Tuỳ theo đường vào cơ thể của thuốc mê người ta chia ra làm 3 loại:

- Gây mê qua đường hô hấp: Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh phải qua đường hô hấp, người bệnh hít hơi thuốc mê, thuốc qua phế nang để vào máu.

- Gây mê qua các đường khác: Gây mê qua đường tĩnh mạch, gây mê qua đường trực tràng, gây mê qua đường bắp thịt.

- Gây mê phối hợp: Dùng các thuốc mê khác nhau qua một đường hoặc nhiều đường khác nhau vào cơ thể bệnh nhân để gây mê hoặc sử dụng thuốc mê phối hợp với các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Gây mê phối hợp với gây tê vùng.

Tùy theo nhu cầu phẫu thuật đòi hỏi, vùng mổ lớn hay nhỏ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kết quả xét nghiệm như thế nào, cách thức phẫu thuật ra sao mà người ta chọn những cách thức gây tê, gây mê khác nhau.

Thường thì Bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê sẽ cùng bàn bạc chọn một phương thức thích hợp nhất để áp dụng cho việc gây tê hay mê.

Bất cứ loại tê mê nào cũng đều có những nguy cơ, tuy dù ngày nay độ an toàn của tê mê đã được nâng lên rất cao. Nhưng trong một vài tình trạng sức khỏe nào đó, độ an toàn của gây mê vẫn bị ảnh hưởng.

Vì thế, trước khi gây mê, người gây mê sẽ báo cho bệnh nhân biết những điều không tốt có thể xảy ra.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X