Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Gãy kín xương ống 1/3, nên phẫu thuật hay bó bột?
Câu hỏi
Chào BS, Con tôi năm nay 14 tuổi, cháu bị gãy kín xương ống 1/3, đã được BS bó bột. Tôi không an tâm nên cho cháu đi BV tư thì BS khám và chụp phim lại tư vấn nên cho cháu mổ thì tốt hơn, tôi có hỏi lại BS trường hợp của cháu không cần mổ để nguyên trạng có được không thì BS trả lời cũng được. Tôi thấy không an tâm, xin BS cho lời khuyên? Cảm ơn BS nhiều.
Trả lời
Gãy xương có 2 loại là gãy kín và gãy hở. Gãy xương hở là có thông nối giữa chỗ gãy xương ra ngoài da gây chảy máu ngoài da là do đầu xương gãy đâm rách phần mô mềm xuyên qua da. Gãy kín là trường hợp xương bị gãy nhưng không có vết thương chảy máu ngoài da (không phải là xây xác da rịn máu), mặc dù vẫn có bầm máu. Gãy xương hở là cần phải phẫu thuật (mổ).
Trường hợp gãy xương kín nhưng gãy xương phức tạp, di lệch nhiều khó nắn chỉnh, ổ gãy nhiều mảnh xương vụn thì cũng cần phải phẫu thuật. Các trường hợp gãy xương kín không phức tạp, không di lệch nhiều và có thể nắn chỉnh tốt thì bó bột là đủ rồi.
Vấn đề đặt ra ở đây là 1 BS thì đã bó bột cho cháu, 1 BS khác thì khuyên mổ nhưng cũng nói là “không mổ cũng được” khiến gia đình băn khoăn, vậy tức là chỉ định phẫu thuật trong trường hợp này là không bắt buộc. Chúng tôi sẽ khó mà đưa ra quyết định trong trường hợp này khi thông tin bệnh án của cháu không đầy đủ (thăm khám trực tiếp, xem phim Xquang đã chụp), do đó, gia đình có thể tìm đến phương án nữa là hỏi ý kiến của BS chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình tại BV công xem sao.
Thân mến.
Gãy
chân là sự xuất hiện vết nứt hoặc gãy một trong những xương ở chân của
bạn. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm té ngã, tai nạn giao thông và
chấn thương trong thể thao. Xương
đùi là xương chắc khỏe nhất và dài nhất trong cơ thể của bạn, do đó khi
xương đùi bị gãy thì lực tác động phải là rất mạnh. Tuy nhiên, xương
ống chân (xương chày) là xương chịu lực chính ở chân và xương thứ hai
chạy dọc theo xương chày phía dưới đầu gối (xương mác) lại có nguy cơ
tổn thương cao hơn. Gãy xương khiến cho bệnh nhân phải trải qua cơn đau đớn và khó khăn khi vận động. - Xây dựng sức mạnh cho xương. Các loại thực phẩm bổ sung canxi như sữa, sữa chua và pho mát có thể giúp xương chắc khỏe. Bổ sung canxi hoặc vitamin D cũng có thể cải thiện độ chắc của xương. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng các thực phẩm bổ sung trên. - Mang giày thể thao thích hợp. Chọn giày thích hợp cho môn thể thao yêu thích của bạn. Thay giày thể thao thường xuyên. Loại bỏ giày ngay khi chúng mòn gót hoặc nếu cảm giác mang không đều chân. - Thay đổi chế độ luyện tập. Thay đổi chế độ luyện tập có thể ngăn ngừa gãy xương stress. Luân phiên chạy bộ với bơi lội hoặc đi xe đạp. Nếu bạn tập trên máy đi bộ trong nhà, hãy thay đổi hướng chạy để giảm lực tác động lâu dài trên một vị trí xương. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình