Em là giáo viên nhưng giọng nói rất yếu, làm sao để khắc phục, thưa BS?
Câu hỏi
(AloBacsi) - Em bị đỏ họng có kèm theo nốt hạt trắng trong họng gây khó phát âm. Em chữa 1 năm mà vẫn không khỏi.
Trả lời
Thưa bác sĩ,
Qua thư, chúng tôi nghĩ có thể cô đang mắc 2 bệnh chính là: viêm amygdale (amidan) hốc mủ mạn tính và rối loạn giọng nói do nói nhiều.
- Vùng mũi họng có một hệ thống các tổ chức lympho gồm các amydale là: amygdale vòm (VA), amygdale quanh lỗ tai vòi, amygdale họng, amygdale lưỡi - chúng tạo thành một vòng bạch huyết là tuyến đầu giúp cơ thể phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ ngoài vào. Hoạt động mạnh từ khi sinh ra cho tới 5-7 tuổi, cho đến khi lượng kháng thể đã cơ bản đáp ứng cho cơ thể thì chức năng của chúng giảm dần, chúng sẽ teo dần.
Được xem là “tuyến phòng thủ” đầu tiên của đường hô hấp và đường tiêu hóa nên chúng thường bị các loại mầm bệnh tấn công, gây viêm cấp. Lúc này, nếu không điều trị đúng, hay khi cơ thể gặp nhiều yếu tố bất lợi khác (mắc nhiều bệnh, suy dinh dưỡng...) mầm bệnh không bị tiêu diệt, sẽ chuyển sang dạng viêm mạn tính với các triệu chứng đôi khi rất mơ hồ: cảm giác vướng , rát, nghẹn trong họng, hôi miệng, sốt vặt...
Lúc này, BS khám thấy họng và 2 trụ trước amygdale xung huyết... nhu mô amygdale có thể có các hạt màu trắng đục, khi ấn sẽ xì ra chất bã đậu hôi (do các chất viêm, vi trùng, chất cặn bã tạo nên), đây gọi là viêm amygdale hốc mủ mạn tính. Nhưng bệnh này không làm cho cô phát âm không bật hơi, giọng nói yếu… như cô nghĩ.
Giọng nói do thanh quản phát ra, đây là bộ phận phát âm nằm ở hạ họng, được sụn giáp bao bọc ở phía trước và 2 bên. Khi 2 dây thanh âm khép chặt, áp lực luồng khí từ phổi đi lên làm rung động 2 dây thanh âm, tạo ra âm thanh. Âm thanh cơ bản này cộng hưởng với các khoang họng, mũi, xoang tạo cho mỗi người có chất giọng riêng.
Khi nói nhiều (do nghề nghiệp, thói quen) cả về thời gian và cường độ, dẫn tới tổn thương dây thanh như: hạt dây thanh, polyp, viêm dày dây thanh..., gây ra rối loạn giọng nói với đặc điểm là: khàn tiếng và nói mau mệt.
Như vậy cô nói không ra hơi, nói mệt, không còn muốn nói, được xem là bệnh nghề nghiệp. Việc điều trị trước hết cô phải diều chỉnh âm lượng như dùng micro hỗ trợ khi giảng dạy, nói ít, nói nhỏ, chỉ nói những điều cần phải nói... Phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Cô có thể tới BV Tai mũi họng khám, soi thanh quản, nếu có các tổn thương như hạt dây thanh, polyp có thể phải chịu một cuộc phẫu thuật nhỏ. Sau đó cô sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn tập thở, luyện tập âm, cô nhé!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình