Hotline 24/7
08983-08983

Đứt gân ngón tay làm gì để mau bình phục?

Câu hỏi

Em bị đứt gân 3 ngón ở bàn tay vậy em đi tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng khi nào là trở lại bình thường vậy?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đứt gân ngón tay. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào em,
Nếu em bị đứt gân thì em phải phẫu thuật nối gân, chứ gân không tự liền được, nếu không phẫu thuật nối gân thì việc hồi phục là rất khó, dù luyện tập nhiều đi nữa. Sau nối gân, gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm: các tế bào bạch cầu sẽ ăn các mô bị tổn thương, mô chết, dọn dẹp sạch sẽ “chiến trường”. Kế tiếp là các nguyên bào sợi sẽ đổ nguyên liệu để hàn gắn vết thương làm hai đầu gân dính lại. Giai đoạn này rất quan trọng và bắt đầu từ tuần lễ thứ 4 trở đi. Tuy nhiên, nguyên vật liệu kết nối gân sẽ không chắc chắn nếu không có lực tác động định hướng để tạo sự dẻo dai cho gân. Do đó, sau mổ nối gân, em phải bất động khoảng 4 tuần để gân lành, sau đó tập vật lý trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Đến ba tháng sau có thể xem như gân lành hoàn toàn.
Em nên đến các cơ sở y tế có ck chấn thương chỉnh hình để bs tư vấn hướng điều trị thích hợp, chi phí cho mổ nối gân dao động từ 3 đến 10 triệu đồng tùy loại hình dịch vụ.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Sau khi phẫu thuật nối gân tay, người bệnh cần được nghỉ ngơi tránh vận động mạnh để phần phẫu thuật không bị sưng, viêm, giúp giảm đau và việc phục hồi sau này được nhanh chóng, an toàn cho người bệnh.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật nối gân bệnh nhân không nên nằm bất động tại giường bệnh nên kết hợp vận động nhẹ cho cơ thể để tình trạng hồi phục nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo phần gân nối ổn định. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự bình phục đứt gân tay sau phẫu thuật mà người bệnh nên áp dụng theo.

Cần tập luyện cho người bệnh các bài tập giúp làm nâng cao chức năng của tay như:

- Sức dẻo: Để đảm bảo đường kim khâu không bị rách dùng nẹp nhựa cố định bàn tay sau đó thực hiện các bài tập gập và duỗi ngón tay nhẹ nhàng dưới sự giúp đỡ của y tá hoặc tự chủ động dùng sức của bản thân.

- Sức mạnh: Không nên thực hiện các động tác mạnh, nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như: bóp quả bóng bọt biển, nặn đất sét thành các hình thù, dần dần tiến lên các bài tập cao hơn bằng dây chun,… và bỏ nẹp ra.

- Độ bền: Kiên trì tập luyện các bài tập với tần suất cao hơn.

- Sự khéo léo: Sau một thời gian dài tập luyện và về cơ bản chức năng tay đã phục hồi bệnh nhân có thể chuyển tiếp sang tập các bài tập rèn luyện sự khéo léo như tự gấp quần áo,…

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X