Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Đau ngón chân cái kèm tăng axit uric máu, có phải bị bệnh gout?
Câu hỏi
Thưa BS, Tôi đau ngón chân cái, axit uric 497 và đã uống 10 viên Cocilonne. Sau 20 ngày khám lại thấy axit uric là 507 dù đã giảm ăn. Tôi đã chắc chắn bị gout chưa và cần chữa trị thế nào? Xin cảm ơn BS. (Vu Van Tam - Hải Phòng)
Trả lời
Bệnh gout là bệnh gây viêm khớp do lắng đọng tinh thể urate, thường gặp ở khớp ngón chân cái, và có tăng acid uric máu. Nhưng, không phải ai có viêm khớp ngón chân cái và tăng acid uric máu là bị gout vì rất nhiều trường hợp có tăng acid uric máu nhưng viêm khớp ngón chân cái do bệnh lý khớp viêm khác.
Tính chất viêm khớp ở ngón chân cái do gout là khớp đau tăng dữ dội đạt đỉnh trong ngày, giảm đau và giảm viêm nhanh khi dùng colchicine trong vòng 2 ngày, có thể có hạt tophy. Ngoài ra, BS còn dựa vào xét nghiệm máu, X-quang, dịch khớp để ủng hộ chẩn đoán gout.
Trong đợt viêm khớp do gout cấp, BS sẽ chỉ định thuốc giảm viêm là colchicine, không có thuốc hạ acid uric (allopurinol), khi khớp hết viêm thì mới bắt đầu dùng thuốc hạ acid uric được. Acid uric không phải muốn hạ là hạ ngay, cần kiên trì chế độ ăn đúng và có khi cần kết hợp thuốc trong một thời gian nhất định thì mới hạ acid uric được.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp ở bệnh viện địa phương, người nắm rõ triệu chứng, dấu hiệu khi thăm khám và tất cả các xét nghiệm của bạn mới chắc chắn được kết luận về bệnh, sau đó mới kê thuốc đặc trị phù hợp với bệnh, cơ địa, bạn nhé.
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình