-
Có thể dùng thuốc nào hạ sốt cho trẻ tại nhà?
Câu hỏi
Những thuốc nào thường dùng để hạ sốt cho trẻ, thưa BS? Thuốc nào có thể tự mua, thuốc nào cần BS kê toa? Nhờ BS hướng dẫn cách sử dụng luôn ạ?
Trả lời
Ảnh minh họa - nguồn Internet
Chào bạn,
Sốt là một triệu chứng do phản ứng tự vệ có lợi của cơ thể, cha mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38 độ C trở lên. Trên thực tế thì hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, là thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.
Tuy nhiên, không nên tự ý phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ sử dụng vì hiệu quả sẽ không tăng thêm, nhưng lại xuất hiện nhiều tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá.
Khi trẻ vẫn còn tỉnh táo và uống nước được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước.
Ở trẻ em, liều paracetamol là 10mg đến tối đa là 15mg/kg trọng lượng cơ thể và có thể lặp lại liều như trên sau 4-6 giờ. Thuốc uống hay thuốc đặt hậu môn có tác dụng như nhau và liều lượng dùng như nhau.
Trên thị trường còn các loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin hoặc ibuprofen nhưng loại này khó dùng hơn phải có chỉ định của bác sĩ điều trị .
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>> Bé 2 tháng tuổi, uống hết 1 gói thuốc hạ sốt 150mg có nguy hiểm?
>> Bé thường xuyên bị sốt, uống thuốc hạ sốt hạ tạm thời, dùng kháng sinh hạ hẳn?
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ:
- Không sử dụng Aspirin cho bé vì có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não).
- Liều lượng của Acetaminophen và Ibuprofen nên tính theo cân nặng của trẻ, không nên tính theo tuổi.
- Acetaminophen có thể dùng liều 10 - 15mg/kg/lần, cách 4 - 6 giờ. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn cao và trẻ đã trên 6 tháng tuổi, phụ huynh có thể dùng thay thế hoặc kết hợp Ibuprofen với liều 5 - 10mg/kg/lần, uống mỗi 6 - 8 giờ.
- Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá,...
- Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi cần thiết và ngưng khi không còn triệu chứng.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà
- Phòng tránh mất nước và bổ sung dinh dưỡng: khi trẻ bị sốt, nước và muối bị mất đi thông qua việc toát mồ hôi. Ngoài ra, cơ thể bé cũng bị mất năng lượng và các vitamin tan trong nước. Vì vậy, nên bù lại các chất bị mất đi bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, sữa, các loại nước ép trái cây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để trẻ không bị mất nước và sụt cân.
- Nghỉ ngơi: phụ huynh nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nếu còn mệt. Nếu trẻ đã khỏe hơn, cha mẹ có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng cần tránh thời điểm nắng gắt hoặc thời tiết xấu.
- Khi trẻ bị sốt cao, co giật: phụ huynh cần nắm được cách xử lý để tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở hoặc thiếu oxy não, tổn thương não. Các bước xử lý là: làm thông thường thở (cho trẻ nằm nghiêng, hút đàm nhớt để tránh tắc đường thở), nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt (Paracetamol liều 10mg/kg/lần), lau mát hạ sốt. Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Không nên: ủ ấm trẻ; lau người bằng nước đá lạnh, cồn, dấm; vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình