-
Có phải răng giả sẽ không sợ bị sâu và viêm?
Câu hỏi
Xin hỏi BS, việc chăm sóc răng miệng ở người lớn tuổi nên thực hiện thế nào? Vệ sinh răng giả liệu có cần thiết? Và làm sao để phòng ngừa bệnh răng miệng ở người già? Chân thành cảm ơn.
Trả lời
Dù là răng giả vẫn cần vệ sinh, chăm sóc, và tái khám định kỳ
Chào bạn,
Bất cứ ở lứa tuổi nào cũng nên chăm sóc răng miệng, ngoài việc chăm sóc răng miệng nói chung như: chải răng sau mỗi bữa ăn, khám răng định kì thì ở người lớn tuổi hay có quan niệm lớn tuổi rồi không cần đẹp, không cần phải đến nha sĩ mặc kệ vì tôi sắp chết, không quan tâm.
Ở những trường hợp này con cháu hay người trong gia đình đóng một tầm quan trọng nhất định, giúp khuyên răn cha mẹ, ông bà, những người lớn tuổi,… giúp họ đến gặp nha sĩ sớm để điều trị kịp thời.
Nhiều người lớn tuổi chủ quan rằng “mất răng tôi có thể trồng răng mới”, đây là điều sai lầm. Khi mất răng xen kẽ hoặc một ít răng thì chúng ta cần làm răng giả để phục hồi lại chức năng ăn nhai, giúp sức khỏe cải thiện hơn, tốt hơn.
Khi mang răng giả, những phần kẽ răng giả tiếp xúc với răng thật sẽ dễ có những mảng bám kế bên; vì thế sau khi ăn cần tháo răng giả ra để chải răng thật bằng kem đánh răng, còn răng giả sẽ chải bằng nước rửa chén thông thường sau đó ngâm răng giả bằng nước sạch. Khoảng 10 ngày 1 lần bạn có thể ngâm răng giả với thuốc ngâm hàm giả chuyên dụng, đây là một dung dịch sát khuẩn để hỗ trợ thêm giúp làm sạch hàm răng giả.
Mỗi buổi tối bạn nên tháo hàm giả ra để máu được lưu thông dễ dàng hơn. Mang hàm giả bạn vẫn cần phải chải răng và vệ sinh sạch sẽ bình thường, trừ trường hợp bạn bị mất toàn bộ răng tuy nhiên vẫn phải tháo sau mỗi bữa ăn để chà rửa, nếu bạn không tháo ra thì phần tiếp xúc với nền hàm sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nỡ và bị nấm ở miệng dẫn đến việc điều trị rất phức tạp; nhất là với những bệnh nhân già tiểu đường.
Cho dù là người lớn tuổi hay trẻ em thì chúng ta vẫn cần phải chăm sóc răng miệng một cách đều đặn, chải răng thật, chải hàm giả, … nên tái khám định kì 6 tháng/ lần.
Một điều cần lưu ý đó là không nên dùng tăm xỉa răng, chỉ nên dùng chỉ nha khoa; nhất là ở người lớn tuổi. Nếu cha mẹ, ông bà đã lớn tuổi không tự làm được hoặc mắc các bệnh lí như đột quỵ, tai biến thì người thân trong gia đình có thể hỗ trợ như việc bạn đang giúp một đứa bé; trẻ em bạn chăm sóc thế nào thì người lớn tuổi cũng như vậy.
(Trích từ livestream Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và nam giới chăm sóc răng miệng thế nào?)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình