-
Có nên hút đàm cho bé khi họng con khò khè, nhiều đờm?
Câu hỏi
BS cho em hỏi ạ, Bé nhà em được 16 tháng, cả tháng nay bị sổ mũi, viêm họng, uống thuốc đỡ rồi bị lại, hiện giờ hết chảy mũi nhưng họng còn khò khè và có đờm, uống thuốc ho Propan nhưng không thấy hết. Có thuốc ho nào trị long đờm hiệu quả không BS? Hay cho bé vào BV hút đàm ạ? Sao bé cứ bị tái đi tái lại hoài ạ?
Trả lời
Chỉ định thuốc ho là phải khám hay đã từng khám để biết bé hay bệnh gì về đường hô hấp, nên BS không thể cho thuốc qua lời kể.
Thông thường ho là triệu chứng hết chậm nhất trong bệnh hô hấp. Cảm giác nghe khò khè ở đường hô hấp có thể từ mũi chứ không phải lúc nào cũng là từ phổi. Nếu khò khè mà vẫn ăn ngủ được thì từ từ sẽ hết. Không thể vì còn đờm mà ho tái đi tái lại nên suy nghĩ hút đờm rồi không tái lại, như vậy không đúng đâu em nhé.
Thân mến.
Viêm đường hô hấp trên là tập hợp của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ nhỏ như viêm mũi, họng, viêm thanh quản, viêm VA, cảm lạnh… Những bệnh này thường không nghiêm trọng và bố mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Tuy vậy, không thiếu những trường hợp bệnh lan xuống đường hô hấp dưới hay chuyển sang mãn tính và bé cần được điều trị tại các trung tâm y tế. Thời
tiết trở lạnh là điều kiện lý tưởng nhất để các bệnh đường hô hấp bùng
phát. Nhưng thế không có nghĩa là bé không bị viêm đường hô hấp trên
trong mùa nóng. Sinh sống trong vùng có bầu không khí ô nhiễm cũng khiến
nguy cơ mắc các bệnh hô hấp của bé cao hơn. Đặc biệt, đường hô hấp trên
là bộ phận đầu tiên trực tiếp tiếp xúc và xử lý luồng không khí ô nhiễm
này sẽ dễ bị viêm nhiễm. Ngoài
ra, bé cũng dễ bị viêm đường hô hấp trên nếu tiếp xúc với người bệnh.
Bé có thể hít phải những giọt nước bọt, nước mũi li ti trong không khí
sau khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười lớn. Đó cũng là lý do các bé đã
đi nhà trẻ, mẫu giáo dễ bị lây bệnh hơn những bé sơ sinh hay trẻ nhỏ
đang còn chưa đi học. Thông
thường, sau 5 đến 7 ngày, bệnh sẽ lui dần, sau đó, các bệnh đường hô
hấp trên sẽ giảm dần và biến mất trong từ 5 đến 7 ngày nữa, tức là cần
khoảng 2 tuần từ khi phát bệnh đến khi khỏi bệnh. Trong phần lớn trường
hợp, các bé không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bé bị sốt, bố
mẹ cần nhớ cho bé uống nhiều nước, lau mát, mặc ít quần áo và có thể sử
dụng thêm thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ em. Khi chăm sóc bé, bố mẹ cũng cần theo dõi những triệu chứng để kịp thời xử lý khi bệnh trở nặng, chẳng hạn như hiện tượng thở khò khè, thở rít, co rút lồng ngực, ho dữ dội thường gây ra do bệnh đã ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới và gây viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc phổi. |
BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1
Trích từ "Hỏi bác sĩ nhi đồng"
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình