ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Hiện nay có bao nhiêu phương pháp tìm Hp, nhờ bác sĩ Lưu Phương cho biết các phương pháp này có chỉ định/chống chỉ định khác nhau như thế nào, bao lâu thì có kết quả ạ?
ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất, khi bệnh nhân đau dạ dày đi nội soi thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ trích 1 phần nhỏ trong dạ dày, đem đi làm xét nghiệm Clo test, soi trên kính hiển vi tìm vi khuẩn Hp.
Hoặc một cách nhẹ nhàng hơn, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân test hơi thở, cho bệnh nhân uống 1 loại thuốc, khi uống vào sẽ làm bệnh nhân ợ hơi và phát hiện chất lạ, có vi khuẩn Hp thì bác sĩ sẽ phát hiện ra. Nhưng cách này bác sĩ không quan sát được thành dạ dày có bị tổn thương hay không.
Một cách khác, bệnh nhân sẽ được thử phân, tìm những chất do vi khuẩn Hp tiết ra chứ không tìm trực tiếp vi khuẩn. Nhưng cách này chỉ cho thấy sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Cách phổ biến nhất được nhiều người sử dụng đó là thử máu nhưng cách này không chính xác tuyệt đối. Khi một người tiếp xúc với vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ tiết ra 1 chất (kháng thể) nên khi xét nghiệm máu, phát hiện chất đó sẽ xác định người đó nhiễm vi khuẩn Hp. Nhưng chỉ có 60-70% người có phản ứng này. Những người còn lại, cơ thể sẽ không tiết ra kháng thể, khi thử máu sẽ không phát hiện được có bệnh hay không. Do đó, việc thử máu tìm Hp chỉ dùng để nghiên cứu chứ không dùng để chẩn đoán bệnh.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>>Kết quả xét nghiệm Hp của em có nhiễm virus không?
>>Viêm dạ dày có mối liên quan như thế nào với vi trùng Hp?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình