Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư xương?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Cháu bị Sarcoma tạo xương đầu trên cánh tay trái, đã sinh thiết, hóa trị CFI đợt 1 c100 F90 i2. Nhờ bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày. Các thức ăn nào cần tránh? Có nên cữ đường và các loại bột nêm không? Các loại sữa dùng được và nên dùng? Các loại thuốc hỗ trợ điều trị? Mong được hồi âm từ bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Ung thư xương là bệnh lý ác tính rất lan tràn nên bạn cần tuân thủ điều trị tối đa và triệt để. Quá trình điều trị ung thư rất mệt mỏi, do đó quan trọng nhất là chuẩn bị tinh thần, xây dựng cuộc sống lành mạnh, tinh thần thoải mái để tăng hiệu quả điều trị.

Trong lúc điều trị, cần có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, không nên kiêng khem quá mức, phối hợp nhiều loại thực phẩm, trong bữa ăn cần có đủ thành phần: tinh bột (gạo, bánh mỳ, ngô, khoai…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo (dầu thực vật…), vitamin (rau xanh, hoa quả…); nên ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn đồ ăn quá nóng hay quá chua, uống nhiều nước 2,5 - 3lít nước/ngày.

Cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn như thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói…; tránh xa bia rượu, các loại nước ngọt có gas, các thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm và các thức ăn lên men, tránh đồ nướng, chiên xào quá nhiều dầu mỡ. Giữ vệ sinh cá nhân, nên tập thể dục hàng ngày nhưng hạn chế lao động nặng.

Nếu có những dấu hiệu như sốt, chảy máu tự nhiên, bẩm máu hoặc nốt xuất huyết ở da, chóng mặt, ngất xỉu, không ăn uống được… thì nên tái khám ngay bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ung thư xương là sự xuất hiện của một khối u ác tính trong xương, tuy nhiên không phải khối u nào cũng là ác tính. Những tế bào ung thư tăng trưởng, cạnh tranh với mô xương lành và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ung thư xương nguyên phát cần phải phân biệt với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương.

Nhiều người khi mắc bệnh thường rất lo lắng, không biết ung thư xương có chữa được không. Thực tế, bệnh có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Ung thư xương có thể được điều trị theo nhiều cách, có thể kết hợp các phương pháp để có kết quả tốt nhất. Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào loại ung thư cũng như thể trạng chung của người bệnh.

- Phẫu thuật
- Hóa trị
- Xạ trị
- Cắt lạnh

Những thay đổi dưới đây có thể giúp bạn đối mặt ung thư xương:

- Tìm hiểu nhiều thông tin hơn: tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp bạn tự tin hơn để đối mặt với nó. Cần tìm hiểu những nguồn thông tin chính xác như tham khảo ý kiến bác sĩ, internet, báo, phương tiện truyền thông khác, hoặc xin hỗ trợ từ bác sĩ gần nhà.
- Hãy lạc quan: tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị. Bạn có thể giúp bản thân lạc quan hơn bằng nhiều cách: nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Bạn cần phải tin rằng tình trạng bệnh của mình sẽ tốt hơn, mình vẫn có thể hưởng thụ cuộc sống khi sống cùng căn bệnh này.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X