Hotline 24/7
08983-08983

Cháu là con trai, núm vú bị nhức thì có phải là ung thư không ạ?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Trước đây cháu cũng đã có 1 lần ở đầu vú của cháu nổi cục. Cháu biết đó chính là sự phát triển bình thường của con trai. Nhưng gần đây núm vú của cháu nó lại bị nhức. Rồi tối lên mạng xem thử thấy ra toàn là “ung thư vú”, gớm quá. Xong rồi hồi nữa cháu có dùng tay nặn núm vú của mình rồi thấy cái dịch màu vàng, xin hỏi đây là bệnh gì? Cháu có tiền sử: viêm dạ dày clotest + Cảm ơn BS! (Đăng Đăng, 14 tuổi – subasa…@yahoo.com)

Trả lời

Cháu trai thân mến,

 

Cháu không cho AloBacsi biết cái cục nhỏ ở vú to cỡ nào, ở chỗ nào của vú? (chính giữa hay lệch một bên, sờ thấy chắc, cứng, mềm hay lổn nhổn,...), cháu đã cao bao nhiêu? có những biểu hiện của dậy thì chưa?...

 

Nhưng BS cũng có thể trả lời thắc mắc của cháu như sau: đúng là ở độ tuổi dậy thì, ở nam thường xuất hiện những cục ở vú. Y khoa gọi đó là chứng vú to ở nam giới (Gynecomasty): là sự phát triển quá mức của tuyến vú ở phái nam. Đó là hiện tượng sinh lý của tuổi dậy thì (tức là bình thường). Nhưng khi nó kéo dài hay phát triển quá mức thì trở thành bất thường (tức là bệnh lý).

 

- Nguyên nhân của Gynecomasty rất nhiều và phức tạp.

- Điều này xảy ra ở hơn 60% trường hợp nam dậy thì và (như đã nói ở trên) đại đa số là bình thường và sẽ tự khỏi sau 1 năm.

- Cụ thể hơn đó là sự quá phát của ống dẫn sữa ở nam: tăng số lượng và kích cỡ, kèm tăng mô đệm tuyến vú. Tất cả là nguyên nhân gây tăng khối lượng vú.

- Sự phát triển này chịu tác dụng của nhiều hormon (nội tiết tố), cụ thề là estradiol. Riêng ở nam giới bình thường vẫn có một ít hormon estradiol (nhiều ở nữ).

- Tăng hormon này có thể do thức ăn, do khối u, do một số ít loại thuốc (thuốc trị bệnh ở tóc, một số thuốc nhỏ mắt),...

 

Biểu hiện của Gynecomasty:

+ Nhìn vú thường to đều 2 bên hay không đều, nhưng phát triển đồng tâm (lấy núm vú làm tâm điểm)

+ Sờ, nắn có thể có nhân cứng hay chắc + đau + tiết dịch (là sữa hay sữa non) (điều này là có thể-đừng hoảng sợ)

+ Cảm giác khó chịu này ít khi kéo dài hơn 1 năm.

 

Như vậy nếu là sinh lý thường xuất hiện từ 13-15 tuổi ở một hoặc 2 bên vú và mất đi khi hết dậy thì (khoảng 20 tuổi).

 

Trường hợp của Đăng Đăng (theo như mô tả của cháu), AloBacsi nghĩ là bình thường. Cháu đừng quá lo lắng hay hoảng sợ, cũng đừng nghe lời người xung quanh mà nặn, đắp thuốc,... sẽ gây nguy hiểm. Một ngày đẹp trời nào đó, khi cháu không để ý nó sẽ tự biến mất.

 

Nếu là bệnh lý: tức cái cục đó quá cứng, đau nhiều, da xung quanh đỏ tấy, chảy dịch có mủ, hôi hay có máu ở đầu núm vú... cháu cần đi khám ngay. Và đặc biệt cần khám BS chuyên khoa Nội tiết để được làm một số xét nghiệm máu, chụp X-quang, MSCT,... tìm nguyên nhân để điều trị.

 

Chúc Đăng Đăng mạnh khỏe, hồn nhiên, học giỏi!

 

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

 

  

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X