Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Cảm giác vẫn còn ngoại thu tâm thất, em nên làm gì?
Câu hỏi
Em chào bác sĩ ạ, Em năm nay 25 tuổi, bị ngoại thu tâm thất nhịp đôi từ năm 2012, lúc đó em nhập viện 1 tuần nhưng thấy bình thường nên xin ra viện, mấy tháng sau em đi khám tư thì được biết vẫn còn ngoại thu tâm thất nhưng thưa. Đến năm 2013 em lại đi khám ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, bác sĩ bảo vẫn còn và cho uống thuốc, xong thuốc em tái khám thì vẫn còn nhưng thưa hơn. Rồi từ đó đến nay em không đi khám nữa nhưng em cảm nhận được mình vẫn còn ngoại thu tâm thất, vì nhiều lúc thấy hụt trong ngực. Mong AloBacsi tư vấn giúp em bây giờ em nên làm gì? Em tìm hiểu là ngoại thu tâm thất không nghiêm trọng lắm nhưng nếu muốn hết thì phải đốt. Nếu em đi đốt thì ở đâu là tốt nhất, thời gian và chi phí là bao nhiêu, tỷ lệ thành công? Em xin cảm ơn, chúc AloBacsi sức khỏe và thành công.
Trả lời
Ngoại tâm thu thất xuất phát từ sự khử cực của cơ tâm thất, nếu có liên quan đến bệnh tim thực thể (nhồi máu cơ tim cũ, bệnh cơ tim…) thường là nguy hiểm. Khá nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh lý về tim mạch, có hiện diện ngoại tâm thu thất. Nhìn chung, ngoại tâm thu những trường hợp này thưa, có liên quan đến việc dùng các chất kích thích (trà, café, thuốc lá, rượu bia, rối loạn điện giải, sử dụng một số loại thuốc, căng thẳng tâm lý…
Nếu bạn không có bệnh tim thực thể kèm theo, ngoại tâm thu thất đơn dạng, hình dạng đặc trưng, tần số thưa, không có ngất thì tiên lượng thường tốt và đột tử hiếm xảy ra trên bệnh nhân co bóp tim tốt. Chỉ định triệt đốt chỉ dành cho các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng không đáp ứng thuốc, ngoại thu tâm thất dày kết hợp rối loạn co bóp thất.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm dò điện sinh lý trong buồng tim để biết chính xác hoạt động điện sinh lý của tim, biết chính xác vị trí phát ra các xung động bất thường gây ra ngoại tâm thu thất, tỉ lệ thành công của đốt điện đối với các cơn tim nhanh thất đơn dạng/ ngoại tâm thu thất vô căn vào khoảng > 90%, chi phí sẽ dao động từ 50-100 triệu đồng. Nhìn chung biến chứng thường ít, chủ yếu là tổn thương các mạch máu, chảy máu hoặc nhiễm trùng, hoặc biến chứng do thuốc cản quang gây ra.
Nếu ngoại thu tâm thất không nghiêm trọng, có thể cải thiện với thuốc, ít ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì bạn nên tiếp tục điều trị bảo tồn bằng cách tránh các yếu tố khởi kích (tránh chất kích thích, stress, nên ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên) và dùng thuốc khi có triệu chứng khó chịu bạn nhé!
Ngoại tâm thu, hay ngoại tâm thu thất, là một tình trạng rối loạn nhịp tim làm cho tim đập không đều. Hầu hết người mắc bệnh này không có triệu chứng gì. Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tự nhiên tim đập lỡ một nhịp, sau đó sẽ có một nhịp mạnh hơn bình thường bù lại. Những triệu chứng khác như cuồng nhĩ, mạch đập loạn nhịp, cảm giác tim đập mạnh và muốn nhảy ra khỏi lồng ngực có thể xảy ra. Nếu bạn không bị bệnh tim mạch gì sẵn trước đó và không có triệu chứng thì không cần phải điều trị. Bệnh có thể tự khỏi. Chỉ cần giảm uống rượu, cà phê, thuốc lá và căng thẳng là bệnh có thể tự giảm rõ rệt. Nếu triệu chứng nặng thì bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn uống. Những thuốc thường được dùng là thuốc chống loạn nhịp, ức chế thụ thể beta, ức chế bơm canxi. Bệnh nhân cần phải tăng cường tập thể dục. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình