Cách phòng bệnh gai gót chân là gì, thưa bác sĩ?
Câu hỏi
Theo bác sĩ, để phòng bệnh gai gót chân, chúng ta cần làm gì?
Trả lời
Chấn thương trên vùng gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Lâm Ngọc thân mến,
Tránh những chấn thương trên vùng gót chân như đi chân không, đi trên nền đất cứng, không bằng phẳng, không mang giày dép để bảo trợ hoặc những em nữ mang giày búp bê quá thấp làm giảm độ đàn hồi.
Các bạn chơi thể thao hãy cố gắng mang đôi giày phù hợp với các môn thể thao của mình, nên khởi động thật kỹ vùng cổ chân để tránh những tổn thương. Trong nhà cũng nên có một đôi dép.
Chú ý là khi chưa đau nhưng các động tác mà bác sĩ Trân chỉ cũng rất cần thiết để bảo vệ gân cơ và dây chằng, còn khi đợi đau mới làm thì đã muộn.
Xin được phép nhắc chút xíu là các bạn đừng quá căng thẳng khi chụp hình thấy có gai gót. Gai to hay gai bé không làm mình đau ít hay nhiều, chỉ khi nào quá trình viêm xảy ra có những yếu tố thuận lợi kèm theo những triệu chứng đau. Câu hỏi đặt ra là tại sao trước giờ mình không đau, bây giờ lại đau? Nói vậy để các bạn đừng quá căng thẳng, không cần chụp để kiểm tra lại xem cái gai còn hay không, các bạn nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Những chấn thương trên vùng gót chân thường gặp
Đau gân gót chân
Đây là hiện tượng gân gót chân bị sưng viêm. Gân gót chân là gân lớn nối giữa bắp chân và phía sau gót. Đau gân gót chân gây ra đau đớn và cứng vùng gân, đặc biệt là vào buổi sáng khi tập thể dục. Nguyên nhân gây ra bệnh là do gân bị chèn ép nhiều lần. Khi bạn chạy một quãng đường quá xa thì có thể sẽ mắc phải đau gân gót chân đấy. Bên cạnh đó, cơ tại bắp chân quá căng cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Cách chữa trị:
Nghỉ ngơi; Chườm đá vùng chấn thương; Co giãn bắp chân.
Căng cơ
Đây là hiện tượng rách một vết nhỏ trong cơ của bạn hay còn gọi là căng cơ. Nguyên nhân gây ra căng cơ thường là do cơ bắp bị căng quá mức. Nếu bạn bị căng cơ, bạn sẽ cảm thấy cảm giác co giật khi cơ bị rách.
Cách chữa trị là RICE:
Nghỉ ngơi (rest); Chườm đá (ice); Bó chỗ bị thương (compression); Nâng cao chỗ bị thương (elevation).
Chứng căng cơ thường ảnh hưởng đến những cơ sau:
Gân kheo; Cơ bốn đầu; Bắp chân; Háng.
Trật mắt cá
Đây là hiện tượng dây chằng xung quanh mắt cá vô tình bị giãn hoặc rách. Ta thường bị trật mắt cá khi bàn chân bị xoắn hoặc cuộn vào phía trong. Trật mắt cá sẽ đỡ hơn khi bạn nghỉ ngơi, chườm đá, bó mắt cá lại và nâng bàn chân lên.
Viêm cân gan chân
Đây là hiện tượng viêm sưng vùng cân gan chân tức là phần mô dày ở dưới lòng bàn chân kéo dài từ gót đến ngón chân.
Những người bị căng cơ và vòm gan chân cao dễ mắc phải viêm cân gan chân. Mặc dù nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có thể liên quan đến hoạt động quá sức. Tuy nhiên, viêm cân gan chân cũng có thể xảy ra dù không có lý do rõ ràng nào cả.
Cách chữa trị:
Co giãn bắp chân; Nghỉ ngơi; Chườm đá vào lòng bàn chân.
Phồng rộp
Thật ra những vết rộp chính là những mụn nước trên bề mặt da của bạn. Chúng được gây ra bởi ma sát giữa giày/vớ và da.
Để phòng ngừa rộp chân:
Dùng giày mới; Mang vớ 2 lớp; Bôi dầu vào nơi dễ bị phồng rộp.
Chấn thương do nhiệt độ:
Cháy nắng; Cảm nắng; Tê cóng; Hạ thân nhiệt.
Khi bị chấn thương do nhiệt độ, bạn có thể phòng chống bằng cách ăn mặc phù hợp, giữ cho cơ thể đầy đủ nước và sử dụng kem chống nắng.
|
BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân
Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115