Hotline 24/7
08983-08983

Cách chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Câu hỏi

Dạ em chào BS ạ, Mẹ em năm nay 43 tuổi, mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đã 4 năm. Hiện tại tình trạng bệnh trở nặng, tay chân, khớp đầu gối và mắt cá chân bị sưng, đi lại rất khó khăn và đau nhức rất nhiều. Mong BS tư vấn cách chữa trị. Mẹ em đã đi điều trị rất nhiều nơi và nhiều BV ở Sài Gòn từ đông đến tây y nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Viêm khớp dạng thấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm khớp dạng thấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình do cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau, bệnh ảnh hưởng lên các khớp có màng hoạt dịch, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn tiến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu.

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của Tây Y, đa số các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đều được kiểm soát tốt, giảm tối đa tình trạng viêm và triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa tàn phế. Do là bệnh lý mạn tính nên cũng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì theo đuổi điều trị, tái khám theo dõi trong ít nhất 6 tháng.

BS không rõ mẹ bạn đã được điều trị với phác đồ nào, liều lượng ra sao, tuy nhiên các dấu hiệu cho thấy bệnh đang ở giai đoạn hoạt động, không kiểm soát tốt. Do đó bạn cần đưa mẹ tới bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp, như khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy, Gia Định, 115… để BS xem lại các thuốc đang dùng và điều chỉnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Bệnh gây ra do tình trạng rối loạn tự miễn của cơ thể. Viêm cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của bạn như viết, mở chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn cho bạn khi đi đứng và cúi người.

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn khi bạn cử động. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.

Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp dạng thấp của mình nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

- Dùng thuốc theo chỉ định;
- Giảm cân nếu bị thừa cân;
- Trò chuyện hay đọc sách, nghe nhạc, yoga để giảm stress;
- Tập thể dục thường xuyên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết bài tập và cường độ tập thích hợp;
- Bạn phải đi khám ngay hoặc cấp cứu nếu bị sốt cao cùng với khớp bị nóng, tấy đỏ;
- Bạn không được uống rượu quá mức khi đang điều trị.

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính. Bệnh có những đợt cấp gây viêm, đau khớp và giai đoạn lui bệnh sau khi điều trị. Các biện pháp chữa trị hiện tại chủ yếu là kéo dài thời gian lui bệnh, hạn chế tái phát đợt cấp nặng và ngăn ngừa biến dạng khớp. Có nhiều thuốc điều trị đợt cấp của bệnh cũng như điều trị duy trì. Các thuốc giảm đau thường được kê toa có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm triệu chứng nhưng đều có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, do đó bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc này mà cần có sự kê toa của bác sĩ để cho ra một phác đồ điều trị hợp lý.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X