Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Bị viêm tai giữa có được học bơi không BS?
Câu hỏi
BS cho con hỏi, Con từng bị viêm tai cách đây 11 năm, và vừa tái phát vào năm ngoái. Con có thể đi học bơi được không ạ? Nguy cơ bệnh tái phát do nước hồ bơi có cao không? Nếu con có thể học thì nên phòng tránh như thế nào? Cảm ơn BS.
Trả lời
Người có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang thì khi đi bơi, nguy cơ viêm tai tái phát cao hơn người bình thường khác. Để giảm thiểu nguy cơ viêm tai khi học bơi, em cần chú ý: lựa chọn bể bơi có chất lượng nước đảm bảo an toàn, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp, không bơi khi đang bị viêm mũi viêm họng, không nên lau chùi, móc ráy tai trong ống tai sau khi bơi bằng các dụng cụ cứng, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh vì làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, nếu nước chẳng may vào tai do tắm hoặc đi bơi, em chỉ cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra ngoài, có thể làm khô ống tai ngoài bằng cách sử dụng luồng hơi nóng từ máy sấy tóc ở cường độ thấp…
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà viêm tai tái phát thì tốt nhất không nên đi bơi nữa.
Thân mến.
Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa thường gặp do viêm nhiễm vùng mũi họng bởi vi trùng. Ngoài ra còn có nguyên nhân do tắc vòi nhĩ, do viêm mũi xoang mủ… Có trường hợp mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh. Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Điều trị viêm tai giữa bao gồm 2 chiến lược phân biệt: điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Ngoài ra cần vệ sinh tai cũng nên theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Phòng bệnh viêm tai giữa: - Để phòng bệnh viêm tai giữa, mọi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh, môi trường, nhà ở sạch sẽ; không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau, giữ tai luôn khô sạch… - Nên đi khám bác sĩ tai mũi họng định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó việc điều trị không phức tạp. - Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh như: môi trường, yếu tố gây dị ứng (bụi bặm, khói thuốc lá…). - Nên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng bệnh. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình