Hotline 24/7
08983-08983

Bị trĩ khi mang thai nên điều trị thế nào?

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ.
Em muốn hỏi là vợ em đang bầu tuần thứ 28 nhưng đang bị trĩ thì có thể sử dụng thuốc để trị không ạ? Nếu có thì bác sĩ có thể cho em tên thuốc, liều lượng và cách dùng như thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa

Chào em,

Trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng vì tử cung mở rộng, áp lực từ thai nhi đang lớn và lưu lượng máu tăng lên là một trong những nguyên nhân gây ra trĩ trong thai kỳ. Bên cạnh đó, cố rặn khi đi tiêu do bị táo bón thai kỳ cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ. 

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ có thể kể đến như ngứa, rát, sưng đau hoặc chảy máu ở hậu môn. Bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ nên được điều trị sớm, nếu để kéo dài, búi trĩ đã sa ra ngoài hoặc trĩ huyết khối việc điều trị sẽ trở nên phức tạp, vì phẫu thuật điều trị trĩ thực hiện trong giai đoạn có thai có thể gây sẩy thai hoặc sinh non.

Đa số các triệu chứng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai sẽ tự khỏi ngay sau khi sinh, chỉ một số ít trường hợp cần đánh giá phẫu thuật sau sinh nở.

Đối với tình trạng trĩ nhẹ, các phương pháp điều trị cho phụ nữ mang thai tập trung chủ yếu vào việc tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, dùng thuốc làm mềm phân, tăng lượng chất lỏng, tập luyện thói quen đi vệ sinh. 

Đối với tình trạng trĩ cấp độ 2, 3, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp an toàn cho phụ nữ mang thai như:

- Thuốc đặt trọng lượng phân tử lớn không hấp thu vào máu, thuốc bôi tại chỗ có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp làm dịu và giảm viêm do trĩ nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.

- Mềm phân không hấp thu: Các loại chất xơ (psyllium husk – Mã đề, Flaxseed – Bột lanh), Macrogol có trọng lượng phân tử lớn (chất làm mềm phân, nhuận tràng) không bị hấp thu và không bị chuyển hóa tại ống tiêu hóa. Do không được hấp thu và không chuyển hóa tại ống tiêu hóa nên đây là thuốc không ảnh hưởng đến thai nhi.

- Dụng cụ làm lạnh Cryotherapy (HemoHelp): Điều trị trĩ với Hemohelp là dựa trên phương pháp điều trị trĩ nhiệt lạnh bằng cách tác động trực tiếp lên vùng trĩ để làm co rút mạch, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của trĩ.

- Diếp cá đông dược: Bột diếp cá nguyên chất hoặc diếp cá xay giàu chất xơ có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống viêm… vì thể có thể giúp điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai.

- Chiếu plasma lạnh: Khi hướng mảng cảm ứng phát trường plasma vào vùng trĩ, các electron, ion động năng lớn sẽ xuất hiện để tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu các triệu chứng đau rát và giúp vết thương mau lành.

- Ngồi đệm khoét lỗ: Loại đệm với thiết kế dạng tròn, thường được làm từ cao su non, có lỗ rỗng ở giữa, giúp cách ly phần hậu môn với mặt ghế ngồi.

- Các bài tập hậu môn, trực tràng giúp thúc đẩy nhu động ruột để đi tiêu dễ hơn, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng đau và sa của bệnh trĩ.

Vợ em có thể đăng ký khám tại đơn vị Hậu môn- trực tràng thuộc khoa Ngoại tiêu hóa hoặc khoa Nội soi tùy phân bố của bệnh viện đa khoa, bác sĩ cần đánh giá mức độ từ đó mới có hướng dẫn điều trị thích hợp, em nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X