Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Bệnh nhân bị bệnh tim có đủ điều kiện để bơm xi măng sinh học?
Câu hỏi
Mẹ em năm nay 67 tuổi, được chẩn đoán lãng xương nặng và xẹp 2 đốt sống nhưng lại có bệnh thiếu máu cơ tim. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp này có thể bơm xi măng sinh học được không ạ? (ZL Hong Nhung)
Trả lời
Chào bạn,
Bơm xi măng sinh học vào thân đốt sống có tác dụng gắn lại các chỗ gãy xương siêu nhỏ, vừa làm cho thân đốt sống trở nên ổn định, vững chắc, lấy lại chiều cao đốt sống ban đầu, và tăng sức chịu đựng cho thân đốt sống.
Kỹ thuật điều trị mới này có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục những nhược điểm của phương pháp trước đây như: Thời gian phẫu thuật được rút ngắn, không đau, làm bền vững thân đốt sống, không mất máu, mất ít thời gian và tránh được nguy cơ gù, trượt đốt sống về sau. Đây là phương pháp ít xâm lấn, vết mổ nhỏ (khoảng 0,5 cm). Sau phẫu thuật chỉ vài giờ, bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại bình thường.
Trong phẫu thuật cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bác sĩ cần thăm khám chuyên khoa và đánh giá cẩn thận, do đó nếu gia đình có ý định thực hiện nên đưa mẹ bạn đến bệnh viện để thăm khám và đánh giá tiền phẫu. Nếu các bênh lý mạn tính đang ổn định thì vẫn phẫu thuật được bạn nhé!
Bơm xi măng sinh học vào thân đốt sống có tác dụng gắn lại các chỗ gãy xương siêu nhỏ, vừa làm cho thân đốt sống trở nên ổn định, vững chắc, lấy lại chiều cao đốt sống ban đầu, và tăng sức chịu đựng cho thân đốt sống.
Kỹ thuật điều trị mới này có nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục những nhược điểm của phương pháp trước đây như: Thời gian phẫu thuật được rút ngắn, không đau, làm bền vững thân đốt sống, không mất máu, mất ít thời gian và tránh được nguy cơ gù, trượt đốt sống về sau. Đây là phương pháp ít xâm lấn, vết mổ nhỏ (khoảng 0,5 cm). Sau phẫu thuật chỉ vài giờ, bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại bình thường.
Trong phẫu thuật cho bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bác sĩ cần thăm khám chuyên khoa và đánh giá cẩn thận, do đó nếu gia đình có ý định thực hiện nên đưa mẹ bạn đến bệnh viện để thăm khám và đánh giá tiền phẫu. Nếu các bênh lý mạn tính đang ổn định thì vẫn phẫu thuật được bạn nhé!
Gãy xẹp đốt sống xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp, có thể gây đau dữ dội, biến dạng và mất chiều cao đốt sống. Loại gãy này thường xảy ra ở đốt sống ngực (phần giữa của cột sống) đặc biệt ở phần ngực thấp, và đốt sống thắt lưng. Loãng xương là nguyên nhân thường gặp nhất nhưng loại gãy này cũng có thể do chấn thương hoặc ung thư di căn. Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản hàng ngày - như bước ra khỏi bồn tắm, hắt hơi mạnh, nâng vật nhẹ – cũng có thể gây gãy xẹp đốt sống. Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, gãy xẹp đốt sống thường do tác động lực hoặc chấn thương như té ngã hoặc cố gắng nâng một vật nặng. Những người có cột sống khỏe mạnh bị gãy xẹp đốt sống thường do chấn thương nghiêm trọng, như tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao hoặc ngã cao. Gãy xẹp đốt sống có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây: - Đột ngột đau lưng - Tăng mức độ đau khi đứng hoặc đi lại - Giảm đau khi nằm ngửa - Hạn chế cử động cột sống - Có thể giảm chiều cao - Có thể biến dạng và tàn tật |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình