Hotline 24/7
08983-08983

Bao lâu có thể kiểm tra xét nghiệm thai ngoài tử cung?

Câu hỏi

Ngày đầu chu kỳ kinh gần nhất là 20/09/2018 chu kỳ 5 ngày (24/09) vợ chồng em có quan hệ, sau đó ngừng và đến ngày 02 - 03/10/2018 có quan hệ tình dục, đến ngày 04/10 em thấy quần có ra một ít máu, thử que thì 2 vạch (thử nhiều que nhiều loại đều ra 2 vạch). Ngày 05/10 em đi khám thì bác sĩ bảo chưa phát hiện gì bất thường, NMTC: 5mm, đến ngày 06/10 đến trung tâm khác xét nghiêm máu bác sĩ gọi điện bảo em có thai và thai ngoài tử cung do nồng độ cao hay gì đó (không biết chỉ số bao nhiêu, lấy máu xong khoảng 1 tiếng sau bác sĩ gọi điện báo vậy. Trước khi thử máu em có ăn tối). Bác sĩ cho em hỏi liệu chẩn đoán thai ngoài tử cung như vậy có quá sớm, có bao nhiêu phần trăm là chính xác? Khoảng bao lâu em có thể kiểm tra và xét nghiệm lại? Em hoang mang quá, vợ chồng em đang rất mong con. Mong được trả lời sớm. Em cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Mang thai ngoài tử cung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mang thai ngoài tử cung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trên nguyên tắc với nồng độ β hcG >1500-2500 mIU/mlmà không có thai trong tử cung qua siêu âm đầu dò âm đạo là cần phải loại trừ thai ngoài tử cung. Mặt khác, nếu sau 48 giờ β hcG không tăng gấp đôi, thì cần theo dõi thai phát triển kém hoặc có thể là thai ngoài tử cung.

Nếu bạn không đau bụng, siêu âm chưa thấy thai hay dịch trong bụng thì có thể tái khám sau 2 ngày để có chẩn đoán chính xác hơn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thai ngoài tử cung (hay mang thai ngoài dạ con), là một biến chứng trong thai kỳ. Trong đó phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung, chị em sẽ thấy cơ thể thường có những cơn đau bụng dữ dội và âm đạo bị chảy máu thường xuyên.

Đặc biệt cơn đau có thể lan đến vai nếu nó bắt nguồn từ việc chảy máu vào trong ổ bụng của mẹ bầu, kèm theo dấu hiệu rát như bỏng, hay quặn thắt khó chịu.

Thai ngoài tử cung nếu được chẩn đoán sớm, lúc chưa vỡ thì tiên lượng tốt. Nếu chẩn đoán muộn, khi có biến chứng vỡ và chảy máu nhiều thì tỷ lệ tử vong là 1 - 1,5%. Trong số các phụ nữ có thai ngoài tử cung thì 30% sau đó mang thai bình thường, 10% tái phát thai ngoài tử cung ở lần thai sau và 50% các trường hợp này không may mắn có biến chứng vô sinh.

Khi cơ thể có những dấu hiệu như đau bụng dữ dội, đau nhiều lần và chảy máu âm đạo khi mang thai... các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm beta hCG mang thai ngoài tử cung, để kiểm tra và có thể biết được chính xác kết quả cuối cùng.

Phần lớn nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai ngoài xuất phát từ việc vòi trứng bị viêm nhiễm, do nạo phá thai nhiều lần, hay viêm nhiễm vùng chậu khi mang thai. Đặc biệt, khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng cũng gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung.

Beta hCG là một glucoprotein có trọng lượng 36.700 dalton trong đó 70% là polypeptid còn lại 30% là carbonhydrat đây là phần có hoạt tính sinh học chủ yếu. hCG là một xét nghiệm cơ bản nhất để chẩn đoán thai.

Đối với thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCG sẽ tăng lên sau mỗi 2 ngày. Nếu nồng độ này có bất kỳ sự bất thường nào, điều đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai. Những phương pháp nào dùng để điều trị mang thai ngoài tử cung?



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X