Hotline 24/7
08983-08983

Ho khan về đêm kéo dài, liệu mẹ có mắc bệnh về phổi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Mẹ con năm nay 43 tuổi, gần 3 tháng nay mẹ con bị ho khan, đã đi khám bệnh và uống thuốc nhưng không khỏi, và tình trạng ho nặng mỗi khi đêm đến. Cho con hỏi mẹ con có bị bệnh gì liên quan đến lao, phổi hay thanh quản không ạ? Mẹ con có nên đi xét nghiệm ung thư phổi nếu như triệu chứng ho này kéo dài? Mong nhận được phản hồi của AloBacsi. Con chân thành cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng ho khan kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng ho khan kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Vi Thảo thân mến,

Ho kéo dài có thể gặp trong nhiều nguyên nhân, như trào ngược dạ dày thực quản nặng, viêm mũi xoang chảy dịch mũi sau, viêm phế quản mạn, lao phổi, u phổi, do thuốc... Ho nhiều về đêm sẽ gây đau rát ở họng, mất ngủ, suy kiệt.

Với tình trạng ho kéo dài mà điều trị thuốc không bớt thì nên cân nhắc nội soi hầu họng - thanh quản, chụp Xquang phổi cùng các xét nghiệm khác (như xét nghiệm máu, xét nghiệm đàm...).

Mẹ em nên đến bệnh viện để kiểm tra, nếu là bệnh viện đa khoa thì đăng ký khám ở chuyên khoa Hô hấp, hoặc đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TPHCM).

Song song đó, mẹ em cần chú ý, vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về.

Thân ái.


Ho kéo dài (trên 8 tuần đối với người trưởng thành) là triệu chứng rất hay gặp, nhất là trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Ho kéo dài do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ và gây mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn, chóng mặt, trầm cảm,... Ho chỉ khỏi khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Người bệnh ho khan hoặc ho có đờm; chảy mũi hoặc ngạt tắc mũi; cảm giác có dịch chảy xuống thành sau họng; thường xuyên muốn hắng giọng hoặc đau rát họng; khàn tiếng; thở khò khè hoặc khó thở; ợ chua hoặc có vị chua ở miệng; một số trường hợp hiếm gặp có thể ho ra máu.

Phòng ngừa ho kéo dài bằng cách:

- Tránh các tác nhân dị ứng hoặc gây kích ứng, thay đổi nhiệt độ đột ngột (ra vào phòng điều hòa): bụi trong và ngoài nhà, vật nuôi trong nhà, không khí ẩm mốc, giữ ấm vùng cổ mặt vào mùa lạnh, không ăn, uống các chất kích thích như quá cay, quá nóng,...

- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc (là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phế quản mạn tính). Khói thuốc kích thích đường hô hấp, phổi và có thể làm nặng hơn ho do nguyên nhân khác.

- Giảm trào ngược dạ dày - thực quản: ngoài việc sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống như ăn nhiều bữa nhỏ, đi nằm sau khi ăn ít nhất 2-3 giờ, kê cao gối khi nằm ngủ; hạn chế các đồ ăn, thức uống chua, cay, có nhiều gas,... cũng có hiệu quả đáng kể.

- Luyện tập thể dục và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, nâng cao thể trạng, hạn chế xúc cảm, tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut.

- Tiêm vắc-xin phòng cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên theo chỉ dẫn của bác sĩ.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X