Ghé thăm ngôi trường Đường Tăng theo học 800 năm trước
Nhà sư Đường Huyền Trang từng theo học tại ngôi trường này suốt 15 năm.
Mới đây, ngôi trường đã được mở cửa trở lại sau suốt 800 năm với sự đồng thuận của Chính phủ Ấn Độ và nhờ sáng kiến của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với 18 quốc gia.

Đại học Nalanda nằm gần Vương Xá (Rājagaha, Rajgir), là nơi từng có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng sư, giảng dạy nhiều ngành học khác nhau. Đây cũng là một trong những trường đại học mang tầm vóc quốc tế đầu tiên.

Ngôi trường thành lập lần đầu tiên vào thế kỷ 5 và là trung tâm đào tạo Phật học mang tầm quốc tế lâu đời nhất thế giới.

Trường Nalanda bị đội quân Hồi giáo người Turk phá hủy và buộc phải ngưng hoạt động từ năm 1193. Khu đại học cổ kính này được cho là bị thiêu rụi hoàn toàn và đã cháy liên tục trong 7 tháng trời mới tắt hoàn toàn.

Vào năm 1235, một nhà chiêm bái Tây Tạng có tên Chag Lotsawa khi đến đây đã nhìn thấy một vị đạo sư 90 tuổi Rahula Shribhadra cùng với một lớp học gồm 70 học sinh tại ngôi trường cổ kính Nalanda. Vị cao tăng Rahula Shribhadra là một trong số ít người đã thoát được kiếp nạn kinh hoàng năm xưa
.
.

Nhà sư Đường Huyền Trang từng theo học tại đây trong 15 năm vào thế kỷ 7. Hành trình đi lấy kinh Phật của sư Huyền Trang sau đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký, sau này được chuyển thể thành bộ phim cùng tên được trẻ em khắp thế giới yêu thích.

Global Times cho hay, ngôi trường được mở cửa hoạt động trở lại với sự đồng thuận của chính phủ Ấn Độ và nhờ sáng kiến của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với 18 quốc gia.

Đại học Nalanda bắt đầu kỳ học đầu tiên hôm 1/9 vừa qua với 15 học viên và 10 giảng viên. Trước đó, trường nhận được hơn 1.000 hồ sơ từ 40 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha... Theo Times of India, các học viên sẽ tiếp tục đăng ký hồ sơ vào trường trong thời gian tuyển chọn.

Tính đến năm 2020, nhà trường lên kế hoạch tổ chức các khóa học về khoa học, triết học, tâm linh, khoa học xã hội dành cho bậc cao học và tiến sĩ. Kinh phí hoạt động của trường dựa vào mức đóng góp của các nước, như Trung Quốc ủng hộ 1 triệu USD, Singapore hỗ trợ 5 triệu USD, Australia đóng góp 930.000 USD.
AloBacsi.vn
Theo Lan Dương - Gia đình Xã hội
Theo Lan Dương - Gia đình Xã hội
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình