Hotline 24/7
08983-08983

Gan quá tải thời hiện đại, làm sao bảo vệ gan giữa “thù trong giặc ngoài”?

Xã hội hiện đại mang đến cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng cũng có không ít tác động tiêu cực, nhất là với sức khỏe lá gan. Bạn nên làm gì để bảo vệ gan trước áp lực cuộc sống?

1. Nhiệm vụ của gan đâu chỉ có lọc máu, thải độc

Bạn có thể thực hiện được 500 công việc cùng lúc không? Câu trả lời chắc hẳn là không. Nhưng gan của chúng ta thì có thể!

Gan đảm nhiệm rất nhiều vai trò trong cơ thể, nó là trung tâm điều hòa và chuyển hóa các chất.

Gan - cơ quan nặng nhất trong cơ thể chúng ta (khoảng 1,4kg), hoạt động liên tục trong đời người để thực hiện các công việc chuyển hóa, khử độc, bài tiết và dự trữ.

Cụ thể, một trong những chức năng chính của gan là lọc máu dự trữ. Gan nhận máu từ 2 nguồn chính. Động mạch gan lấy máu từ tim và tĩnh mạch gan lấy máu từ ruột. Hai nguồn máu này cung cấp đủ oxy cần thiết để gan hoạt động, đồng thời chuyển đến gan rất nhiều dinh dưỡng rồi được phân loại, xử lý và lưu trữ với sự giúp đỡ của hàng ngàn nhà máy nhỏ bên trong gan, gọi là tiểu thùy.

Bên cạnh vai trò lọc máu, đào thải độc tố được xem là chức năng chính yếu nhất của cơ quan này. Nguồn máu đi vào gan cũng chứa những chất độc và các phế phẩm mà cơ thể không dùng được. Lúc này, gan sẽ làm nhiệm vụ theo dõi chúng rất gắt gao. Khi phát hiện thấy các chất độc, gan sẽ cô lập, biến chúng thành thứ không gây hại cho cơ thể, thải ra thận và điều tiết ra ngoài.

Một lý do nữa khiến gan được ví như “nhà máy diệu kỳ” bởi vì có thể sản xuất đủ thứ, từ protein trong huyết tương, giúp vận chuyển các acid béo và giúp làm giảm đông máu, đến các cholesterol giúp cơ thể sản xuất hormone. Nó còn tạo ra vitamin D và các chất hỗ trợ hệ tiêu hóa. Và một trong những sản phẩm quan trọng nhất của gan là dùng các tế bào hepatecyte để biến các chất độc hại thành dịch mật, giúp phân giải chất béo, tiêu diệt vi khuẩn và trung hòa acid thừa.

2. Đâu là “thù trong”, đâu là “giặc ngoài” của GAN?

Rượu bia, thuốc lá, thức khuya, thiếu ngủ, stress… Tất cả những điều này, đều có tác động tiêu cực đến hoạt động của gan.

Đặc biệt, rượu bia “tấn công” trực tiếp lên gan, với 3 tình trạng được coi là liên quan tuần tự đến nhau, đó là tiến triển từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan do rượu và sau cùng là xơ gan. Khi vào cơ thể, chỉ có khoảng 10% lượng cồn từ rượu bia được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và khí thở, 90% sẽ tiến thẳng đến gan.

Tuy nhiên, khả năng khử độc của gan có hạn, chỉ có thể lọc được khoảng 7g cồn trong 1 giờ (tức phải mất trung bình 85 phút mới lọc hết độc của 1 lon bia 330ml). Với những lá gan đã bị suy yếu do bệnh lý hoặc gan của người lạm dụng rượu bia, khả năng lọc chất độc sẽ giảm đi rất nhiều.

Những tác nhân gây hại lá gan

Đó là chưa kể, thế kỷ 21, chúng ta phải đối diện với vấn nạn lạm dụng thuốc, thực phẩm bẩn. Gan là cơ quan thải trừ thuốc chính của cơ thể và cũng là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên của nguồn thực phẩm bẩn, độc hại được cơ thể dung nạp hàng ngày. Khi tiếp nhận quá nhiều sẽ khiến độc tố tích tụ, bao vây và tấn công phá hủy tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm.

Nếu như chức năng gan không còn bình thường, bạn sẽ vừa già vừa xấu, dễ cau có khó chịu. Nhiều bệnh về gan không dễ nhận ra cho đến lúc trầm trọng, lý do là vì tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác nên ngay cả khi tế bào bị tổn thương bạn không hay biết.

3. Làm sao giúp gan hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khi bị tấn công tứ phía?

Mức chịu đựng của gan không phải là vô hạn. Có thể nói, không một cơ quan nhân tạo nào đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của gan.

Vì vậy, bạn nên chủ động bảo vệ gan bằng cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để giảm thiểu căng thẳng. Không tùy tiện sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Từ bỏ thuốc lá và thói quen thức khuya, tốt nhất là ngủ trước 23 giờ để có được giấc ngủ sâu, như vậy gan sẽ có thời gian phục hồi. Ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia. Bữa tiệc có vui đến mấy cũng chỉ dừng lại ở khoảng 2,5 lon bia là đã chạm ranh giới. Nếu hôm trước lỡ quá chén thì phải nghỉ ngơi để cơ thể đào thải hết.

Cuối cùng, đừng quên bổ sung các chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan qua chế phẩm được chiết xuất từ các loại rau củ quả được chứng minh có lợi cho gan như:

• Đu đủ: Enzym protease từ nhựa quả đu đủ có tác dụng bổ máu, hỗ trợ hồi phục gan.

• Củ cải và mướp đắng: Enzym peroxidase từ hai loại củ quả này hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cho gan và dưỡng gan, ích vị.

• Gấc và lekima: β- caroten từ bột gấc và bột quả lekima hỗ trợ chống oxy hóa tế bào gan, phục hồi chức năng gan và ngăn ngừa tiền ung thư gan.

• Tỏi: Allicin từ bột tỏi có tác dụng kháng khuẩn, thanh lọc gan.

• Ngoài ra, còn có L-cystin, methionin hỗ trợ giải độc, bảo vệ tế bào gan và pluriamin từ nhộng tằm giúp cung cấp acid amin, tăng cường thể trạng.

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - BV Nguyễn Tri Phương, TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X