Hotline 24/7
08983-08983

Đón xem livestream: Dự phòng thiếu máu thiếu sắt, bắt đầu từ đâu?

Bạn có đang trong tình trạng xanh xanh, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tóc khô - rụng và dễ gãy…? Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu máu thiếu sắt. Để giúp bạn đọc, khán thính giả hiểu thêm về vấn đề này, vào lúc 14h30, thứ 4, ngày 17/1/2024, AloBacsi sẽ thực hiện chương trình livestream cùng chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Mời bạn đọc đón xem.

9 triệu người Việt Nam thiếu máu, ai có nguy cơ cao?

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 9 triệu người bị thiếu máu. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do thiếu sắt, chiếm đến 50-75%. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, nhưng cao hơn cả là trên phụ nữ có thai, phụ nữ có thời gian kinh nguyệt > 7 ngày, trẻ em, người mắc các bệnh tiêu hóa mạn tính, người bệnh ung thư (đặc biệt sau hóa trị, xạ trị), suy thận - lọc máu, người sau phẫu thuật.

Cả chuyên gia và các chị em đều nhìn nhận, không có điều gì làm người phụ nữ “tàn tạ” bằng thiếu máu thiếu sắt, bởi các biểu hiện rất phong phú như xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tay chân lạnh, tóc khô - rụng và dễ gãy, tim đập nhanh, đau khớp, tóc… Tình trạng thiếu máu thường là mạn tính, kéo dài từ năm này qua năm khác khiến nhiều người thiếu máu thiếu sắt nhưng hoàn toàn không hay biết.

Thiếu máu thiếu sắt làm người phụ nữ thiếu sức sống, nhợt nhạt (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, thiếu máu tưởng chừng như không nguy hiểm, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không thể phục hồi liên quan đến trí thông minh, sự phát triển của trẻ em. Đối với phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai còn tác động trên cả 3 giai đoạn - trước - trong - sau sinh, nếu người mẹ phải đối diện với nguy cơ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm, tăng huyết áp thai kỳ, xuất huyết thì em bé có khả năng thiếu máu sơ sinh, cân nặng thai nhi thấp…

50% bệnh nhân không tuân thủ điều trị sắt uống vì tác dụng phụ, đâu là giải pháp khả thi?

Mặc dù phổ biến ngang ngừa các căn bệnh mạn tính “nổi tiếng” của thời đại như tăng huyết áp, đái tháo đường, song thiếu máu thiếu sắt lại ít được quan tâm, vì cho rằng tình trạng này không nguy hiểm.

Một con số đáng chú ý khác cho thấy, khoảng 50% bệnh nhân không tuân thủ điều trị sắt uống vì các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, đặc biệt là vị tanh của sắt.

- Vậy thiếu máu thiếu sắt tác động ra sao đến sức khỏe?
- Thiếu máu thiếu sắt phổ biến, song những ai nguy cơ nhất và cần dự phòng?
- Loại sắt nào không tanh, ít tác dụng phụ lên đường tiêu hóa?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội giải đáp trong chương trình livestream “Dự phòng thiếu máu thiếu sắt, bắt đầu từ đâu?”.

Chương trình sẽ được phát sóng vào lúc 14h30, thứ 4, ngày 17/1/2024 trên các kênh Fanpage AloBacsi, Youtube, Website AloBacsi.com, hứa hẹn mang đến nhiều kiến thức bổ ích về những giải pháp chủ động nhằm dự phòng tình trạng thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Mời quý khán giả đón xem và đặt câu hỏi cùng chuyên gia tại các kênh trên.

Trân trọng cảm ơn ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy đã nhận lời tham gia chương trình và Nhãn hàng Folisid Forte - Công ty Dược phẩm Phương Linh đã đồng hành cùng AloBacsi trong số phát sóng lần này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X