Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Dẫu các phương pháp bảo tồn luôn được đặt lên hàng dầu, song không phải lúc nào cũng cho ta một kết quả mong muốn...

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng tới khả năng lao động và chất lượng của cột sống. Thoát vị đĩa đệm có mối liên quan chặt chẽ với quá trình lão hóa và các bệnh lý, các vi sang thương trong quá trình sống của mỗi người. Ngày nay với sự phát triển của kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh (MRI, CT) và kinh nghiệm lâm sàng, việc chuẩn đoán đã trở nên dễ dàng và chính xác.

Chuẩn đoán sớm và chính xác khi thoát vị đĩa đệm chưa ở mức độ nặng, chúng ta có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn mà không cần can thiệp bằng ngoại khoa. Trên thực tế thì bệnh nhân thường được phát hiện khi ổ thoát vị đã gây ra hội chứng chèn ép rễ hoặc chèn ép tủy. Dẫu các phương pháp bảo tồn như (chế độ nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, nắn bóp v.v) luôn được đặt lên hàng dầu, song không phải lúc nào cũng cho ta một kết quả mong muốn, một số lượng bệnh nhân đã phải chuyển sang can thiệp bằng ngoại khoa.

Các phương pháp điều trị:

Mổ hở là phương pháo kinh điển được thực hiện từ năm 1934 và đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi. Tuy nhiên, phương pháp mồ hở cũng chứa nhiều rủi ro và biến chứng, mổ hở sẽ phá hủy một phần cấu trúc bình thường của cột sống, làm yếu cột sống, sẹo sau phẫu thuật có thể gây co kéo dây thần kinh, nhiễm trùng vết mổ và tâm lý người bệnh thường là sợ phẫu thuật.

Thật vậy, với thoát vị địa đệm cột sống cổ, không phải chỉ có bệnh nhân ngại phẫu thuật mà ngay cả với các phẫu thuật viên còn ít kinh nghiệm vẫn ngại cầm dao kéo trong phẫu thuật này vì lo sợ gây tổn thương động mạch cảnh gốc, tổn thương thực quản, khí quản, nuốt khó, nói khàn do phù nề hoặc co kéo thần kinh quặt ngược, ngoài ra còn các biến chứng khác trong phẫu thuật có ghép xương hoặc lồng Cespase.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Ngoài ra cùng với sự phát triển trong lĩnh vực y tế, một loạt các phương pháp can thiệp khác ít gây xâm lấn hơn được áp dụng như: Tiêu nhân nhầy bằng hóa dược, Cắt hút đĩa đệm qua da, Cắt bỏ đĩa đệm mội soi qua da, Tiêu nhân nhầy bằng Ozon qua da, Nhiệt điện trong đĩa đệm, Tạo hình nhân tủy bằng sóng Radio hay Giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da.

Mỗi phương pháp can thiệp đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Vấn đề là người bệnh cần được tư vấn rõ ưu thế và hạn chế của mỗi phương pháp, điều đó giúp cho người bệnh có niềm tin vào phương pháp mình đã chọn.

10 năm cho một nghiên cứu

Phương pháp Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (gọi tắt là PLDD, từ thuật ngữ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression) là một phương pháp can thiệp tối thiểu được Choy và Ascher đề xuất và thực hiện đầu tiên tại Áo vào năm 1986.

Sau Hội nghị Laser Châu Á- Thái Bình Dương năm 1998 do Việt Nam đăng cai họp tại dinh Thống Nhất TP.HCM. Tiến sĩ Masashi Marumo (Nhật Bản) đã trở lại Việt Nam trực tiếp chuyển giao kỹ thuật PLDD cho các bác sĩ của phân Viện Vật Lý Y Sinh Học (một đơn vị khoa học - công nghệ nhà nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ của tiểu ban Vật lý Y Sinh học thuộc Cục Quân Y - Tổng cục Hậu cần) do PGS, TS, BS Trần Công Duyệt là phân viện trưởng lúc đó trực tiếp điều hành.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Trong vòng 10 năm, từ năm 1999 đến 2009, có 3.713 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã được điều trị. Tổng số đĩa đệm đã can thiệp là 5.909.

Nguyên lý của kỹ thuật PLDD là dùng năng lượng laser bốc bay một lượng nhỏ nhân nhầy, tạo ra một sự giảm áp suất nội đĩa giải phóng sự chèn ép lên các cấu trúc thần kinh. Sau khi can thiệp, bệnh nhân được nghỉ ngơi khoảng 30 phút và về nhà ngay sau hoặc lưu viện một vài ngày tùy từng trường hợp cụ thể.

Kết quả sau khi điều trị laser theo dõi ít nhất là 2 tháng và cao nhất là 22 tháng cho thấy có khoảng 80,55% bệnh nhân đạt kết quả tốt (tức là cơ bản khỏi bệnh). Trong số 3713 bệnh nhân có 47 bệnh nhân có kết quả kém, trong số này có 21 bệnh nhân đồng ý mổ hở.

Về biến chứng kỹ thuật trong 10 năm nghiên cứu và điều trị thực nghiệm chỉ có hai trường hợp có abcess cạnh màng cứng và không có trường hợp tử vong hoặc biến chứng để lại di chứng vĩnh viễn.

Một vài chống chỉ định tuyệt đối trong kỹ thuật này là: Ung thư cột sống, Lao cột sống, Gãy thân đốt sống, Trượt thân đốt sống trên độ một, phụ nữ đang mang thai, Đĩa dệm đã vỡ, Xẹp đĩa đệm trên 50%, bệnh nhân đã mổ hở mà không đạt kết quả.

Cứu tinh của bệnh nhân Thoát vị đĩa đệm nhẹ

Rõ ràng, khi điều trị bảo tồn trong một khoảng thời gian ngất định mà không có kết quả thì việc lựa chọn một can thiệp ngoại khoa vi sang thương cần được ưu tiên trước khi thực hiện mổ hở.

Với kết quả nghiên cứu trên 10 năm cộng với việc tiếp tục chữa trị cho nhiều bệnh nhân gần đây, Theo PGS-TS Trần Công Duyệt thì phương pháp chữa trị bằng laser có kết tốt nhất cho trường hợp đĩa đệm bị thoát vị ở mức độ trung bình. Những trường hợp chưa bị rách bao xơ và không bị chèn ép thần kinh do các nguyên nhân khác như thoái hoá xương hay dây chằng hoặc u cột sống khác thì điều trị bằng laser là kỹ thuật có nhiều ưu điểm nổi bật.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Ông cho rằng: "Bệnh nhân thích hợp để thực hiện kỹ thuật PLDD là những bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn mà không có kết quả, thậm chí các triệu chứng bệnh lý có hướng tăng lên, các triệu chứng phù hợp với hình ảnh bệnh lý trên MRI hoặc CT.

Bạn đọc còn thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp cho PGS.TS Trần Công Duyệt qua số điện thoại 0966454585, 0985075787 hoặc web: www.vienngoaikhoalaser.vn

AloBacsi.vn
Theo Dân trí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X