Hotline 24/7
08983-08983

Viêm âm đạo thường xuyên tái phát, chữa trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa BS, Mẹ em 62 tuổi, mẹ cắt tử cung và 2 phần phụ cách đây 2 năm nhưng sau khi cắt tử cung đến giờ cứ luôn bị ngứa âm hộ ngoài, cứ đặt thuốc thì đỡ ngứa rồi lại tái phát, khám nhiều nơi BS vẫn bảo là viêm âm đạo. BS mà mổ tử cung cho mẹ em thì bảo không được đặt thuốc nữa, rồi bảo là bị viêm tiết niệu, cho cả đống thuốc trị viêm tiết niệu. Nhưng mẹ em thì không có biểu hiện tiểu buốt hay đau bụng của dấu hiệu viêm tiết niệu. Hiện giờ hết thuốc vẫn ngứa âm hộ ngoài, hai bên âm hộ ngoài. Vậy giờ mẹ em bị làm sao và làm gì cho hết ngứa? Rồi có ảnh hưởng gì tính mạng không? Cảm ơn BS!

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Viêm âm đạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm âm đạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Với độ tuổi của mẹ bạn thì cần phải khám để loại trừ bệnh tiểu đường vì bệnh này có thể là điều kiện thuận lợi khiến cho âm đạo viêm tái đi tái lại nhiều lần. Khám phụ khoa để nếu cần có thể soi âm đạo - mỏm cắt để xem có gì bất thường hay không. Nếu không có gì bất thường có thể nghĩ đến viêm teo âm đạo do thiếu nội tiết, có thể bổ sung nội tiết tại chỗ.

Viêm teo âm đạo thì không nguy hiểm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Tôi bị viêm âm đạo mãi không khỏi, AloBacsi ơi?

>> AloBacsi ơi, em bị viêm âm đạo có cần điều trị cho chồng?

Viêm âm đạo là tình trạng cơ quan sinh dục của nữ giới bị viêm nhiễm. Viêm nhiễm âm đạo là bệnh phổ biến ở nữ giới gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của bệnh nhân, đồng thời ảnh hưởng tới chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Khi bị viêm âm đạo nữ giới sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng khó chịu ở vùng kín. Điển hình là các triệu chứng có thể nhận biết là vùng kín có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đi tiểu có cảm giác nóng rát. Trong vùng kín cũng có thể xuất hiện những nốt ban nhỏ, sưng phồng, nhức nhối. Khí hư tiết ra nhiều hơn có mùi và màu sắc khác lạ, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X