Trưởng Đơn vị Hình ảnh tim mạch, Bệnh viện đại học Y dược TPHCM - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tim bẩm sinh đã đặt ống stent, sức khỏe của bé sau này ra sao?
Câu hỏi
Xin chào PGS.TS Lê Minh Khôi, Con em mới đẻ ra đã bị tim bẩm sinh. Được bác sĩ BV Nhi đồng 2 chẩn đoán là bệnh không van động mạch phổi thông liên thất. Đã được bác sĩ thông tim đặt ống stent và đã xuất viện về uống thuốc. Cháu mới 3 tuần tuổi, em rất lo tình trạng sức khỏe của cháu sau này. Mong bác sĩ tư vấn bệnh của cháu giúp em ạ. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ rất nhiều. (Bạn đọc Huỳnh Diễm - Email: bhuynh…@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Bệnh tim bẩm sinh không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất có thể được xem là thể nặng hơn của tứ chứng Fallot. Thông thường, bệnh này sẽ được phân thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng. Mức độ 1, 2 có thể điều trị được. Mức độ 3 điều trị được nhưng phải nhiều lần. Mức độ 4 thì hầu như không thể điều trị.
Nếu tứ chứng Fallot thì vẫn còn luồng máu qua van động mạch phổi để lên phổi dù ít thì trong bệnh thông lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất thì hoàn toàn không có máu từ tim trực tiếp lên phổi.
Chính vì vậy, để trẻ có thể sống được bắt buộc phải có dòng máu từ động mạch chủ đổ sang động mạch phổi. Dòng máu này có thể thông qua ống động mạch hoặc qua các mạch máu bất thường được gọi là tuần hoàn bàng hệ chủ phổi.
Trong trường hợp của bé chắc chắn có ống động mạch để máu đi từ động mạch chủ vào động mạch phổi. Tuy nhiên, ống động mạch này có thể sẽ bị đóng lại sau sinh. Chính vì vậy, các BS ở BV Nhi đồng 2 đã đặt 1 stent vào ống động mạch để duy trì sự thông thường trong 1 thời gian dài.
Trong thời gian này rất quan trọng để cháu bé phát triển về mặt thể chất và hệ động mạch phổi phát triển đủ lớn để đến thời điểm thích hợp chúng ta có thể phẫu thuật sửa chữa triệt để. Phẫu thuật sửa chữa triệt để của bệnh không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất phức tạp hơn sửa chữa tứ chứng Fallot và cần phải sử dụng 1 ống ghép nhân tạo nối thất phải vào động mạch phổi.
Hiện tại cháu bé mới 3 tuần tuổi thì chắc chắn chưa thể phẫu thuật triệt để được, chính vì vậy điều quan trọng là phải uống thuốc đều đặn để đảm bảo stent hoạt động tốt, đảm bảo cung cấp máu cho phổi, việc chăm sóc nuôi dưỡng cháu bé cũng cực kỳ quan trọng đẻ bé có thể lớn, đủ sức khỏe để chịu được cuộc phẫu thuật sau này.
Việc trước mắt là bạn nên tập trung chăm sóc cho bé, tái khám đúng theo hẹn, phát hiện sớm bất cứ biểu hiện bất thường nào, ví dụ như ho, sốt, ngất, tím để vào BV kịp thời. Hiện tại, ở BV Đại học Y dược có thể phẫu thuật bệnh này với bệnh nhi từ 8kg trở lên.
Nếu phẫu thuật sửa chữa triệt để được thì sức khỏe của cháu bé cũng rất khả quan, có thể vận động, vui chơi, học tập, làm việc như bình thường, có thể lập gia đình, sinh con.
Thân mến!
Trích trong: PGS.TS.BS Lê Minh Khôi tư vấn trực tuyến về Tim mạch nhi và Tim bẩm sinh
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình