Hotline 24/7
08983-08983

Tiểu rát, nước tiểu trắng đục, tiểu không ráo... bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Em gửi BS kết quả siêu âm và xét nghiệm ạ. Em năm nay 24 tuổi, lâu lâu em đi tiểu lại bị rát và nước tiểu trắng đục ở đầu bãi hoặc cuối bãi, với lại lúc tiểu rát hay không rát khi tiểu đều không ráo nước, tiểu xong rồi nó cứ rịn ra vài giọt trong quần. Em đã đi khám, siêu âm ổ bụng và xét nghiệm nước tiểu nhưng bình thường không sao. Mỗi lần bị đau là em đi khám, siêu âm và xét nghiệm 3 lần ở 3 BV (tuyến quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh). Lúc lấy mẫu nước tiểu thì em không rát và nước tiểu màu vàng bình thường. Vậy có phải do lúc đó nước tiểu bình thường nên xét nghiệm không chính xác không ạ? BS vẫn cho thuốc nhưng em không uống vì lần trước em uống 3 ngày là bị nấc cụt liên tiếp. Em có bị viêm dạ dày trào ngược và viêm họng mạn. Em cảm thấy trong người mệt mỏi, ăn ngủ không ngon. Mong BS giải đáp giúp và em phải làm sao để khỏi bệnh ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Kết quả xét nghiệm nước tiểu. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Kết quả xét nghiệm nước tiểu. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em,

Tiểu đục có thể là dấu hiệu của tiểu mủ (nhiễm trùng tiểu và có nhiều bạch cầu) hoặc do tiểu ra các tinh thể/cặn… Bên cạnh đó còn có triệu chứng của rối loạn tống xuất nước tiểu. Nguyên nhân thường gặp nhất của 2 tình trạng này là nhiễm trùng tiểu.

Độ nhạy của tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng có độ dao động khá cao từ 57-96%, do đó vẫn có khả năng nhiễm trùng tiểu nhưng xét nghiệm bình thường. Tốt nhất khi em có triệu chứng tiểu đục, nên giữ lại mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm ngay.

Chuyên khoa Niệu là một chuyên khoa sâu khá phức tạp, ở BV tuyến huyện và tỉnh đôi khi không có đủ phương tiện để chẩn đoán nguyên nhân, em nên tới khám BV có chuyên khoa Thận Niệu ở thành phố lớn (Hà Nội hoặc TPHCM) để làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác tầm soát bệnh lý đường niệu em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Nhờ BS tư vấn bệnh nhiễm trùng tiểu?

Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu) có thể được hạn chế nếu bạn:

- Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị;

- Vệ sinh sạch sẽ. Phụ nữ sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo.

- Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật;

- Phụ nữ nên đi tiểu và vệ sinh sạch trước và sau khi quan hệ tình dục. Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng;

- Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn;

- Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai;

- Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toà Nếu bạn hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn để phòng ngừa bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X