Hotline 24/7
08983-08983

Tiêu chuẩn nào chẩn đoán viêm tụy cấp do thuốc?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Có tiêu chuẩn nào để chẩn đoán viêm tụy cấp do thuốc không, vì em thấy có rất nhiều loại thuốc gây ra viêm tụy cấp nhưng thời gian sử dụng thuốc, sử dụng liều như thế nào gây viêm tụy cấp thì em chưa thấy? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh viêm tụy cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh viêm tụy cấp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Một số loại thuốc có thể gây ra viêm tuỵ cấp, nhưng không có nghĩa là trường hợp nào cũng bị. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm từng thuốc, thông thường là phụ thuộc liều, thời gian dùng thuốc và cơ địa từng bệnh nhân. Không có một công thức chung cho mọi loại thuốc, mọi bệnh nhân.

Bệnh nhân viêm tuỵ cấp sẽ có triệu chứng cấp tính rất đặc trưng bao gồm đau bụng đột ngột, dữ dội vùng trên rốn, buồn nôn hoặc nôn, chướng bụng… Khi nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm men tuỵ và hình ảnh học để khẳng định chẩn đoán. 

Do đó, chỉ nên dùng thuốc theo toa bác sĩ, nếu phải sử dụng một loại thuốc có khả năng gây viêm tuỵ cấp trong thời gian dài thì nên khám ngay khi có triệu chứng bất thường bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm tụy cấp là bệnh gì? Viêm tụy cấp là chứng viêm (sưng) ở tụy và thường xảy ra đột ngột.  Tuyến tụy sản xuất ra một chất được gọi là dịch tụy (chứa enzyme tiêu hóa) và hormone bao gồm insulin để cơ thể điều chỉnh lượng glucose. Sự tổn thương liên tục của tuyến tụy có thể dẫn đến tình trạng mãn tính.

Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm tụy cấp bao gồm:

- Phổ biến nhất là do sỏi mật và uống rượu;
- Tác dụng phụ của thuốc kê theo toa;
- Đã từng phẫu thuật bụng;
- Sự bất thường ở ruột và tuyến tụy;
- Nhiễm trùng hiếm gặp (như quai bị);
- Sự tắc nghẽn hay hình thành sẹo ở tuyến tụy, ung thư, và nhiễm trùng tuyến tụy.

Viêm tụy cấp tính có thể gây chết người với nhiều biến chứng. Tuy nhiên, bệnh không lây.

Việc điều trị thường mang tính chất hỗ trợ và được tiến hành tại bệnh viện. Bác sĩ có thể thực hiện truyền dịch làm tăng lượng máu và thay thế các chất điện phân như kali hay canxi. Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát chứng nôn mửa, một ống được đặt tạm thời nối từ mũi đến dạ dày để rút dịch và không khí.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm tụy nhẹ có thể không ăn được trong 3-4 ngày nhưng sẽ được truyền dịch và điều trị bằng thuốc giảm đau. Người bệnh viêm tụy nặng có thể phải truyền dịch lâu hơn. Phẫu thuật sẽ cần được thực hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, u nang hay xuất huyết. Cơn đau bởi sỏi mật có thể được điều trị bằng cách loại bỏ túi mật hay phẫu thuật ống mật khi chứng viêm tủy đã thuyên giảm.

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tụy cấp:

- Ngừng uống rượu.
- Bỏ thuốc lá (nếu bạn hút thuốc)
- Chọn một chế độ ăn uống ít chất béo: ăn uống hạn chế chất béo và bổ sung các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, và protein.
- Uống nhiều nước: viêm tụy có thể gây mất nước, do đó bạn nên uống nhiều nước (ít nhất là 2 lít/1 ngày).
- Nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau bụng, nôn ra máu, hay có có vấn đề với rượu, vàng da và mắt, sốt (hơn 38oC), sụt cân, chuột rút ở cơ hay chứng động kinh khi bỏ rượu.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X