Tiêm ngừa uốn ván sau 1 tuần xảy ra hành vi nguy cơ có hiệu quả?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, em 21 tuổi. Một tuần trước em đá vào tủ thờ có bị chảy ít máu ngay ngón chân nhưng đến giờ em mới phát hiện chỗ đó có cây đinh nhỏ. Không biết bây giờ em đi tiêm uốn ván còn kịp không ạ? Em thấy hơi đau nhức các cơ và bàn chân nơi ngón chân bị thương. Em cũng không rõ lúc nhỏ mình đã tiêm ngừa uốn ván chưa nữa. Mong bác sĩ cho em hướng giải quyết. Em cảm ơn rất nhiều ạ!
Trả lời
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào em,
Cho dù lúc nhỏ em đã tiêm ngừa uốn ván thì cho tới thời điểm hiện tại, kháng thể của em đã giảm rất thấp và em vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Uốn ván là một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó, xuất hiện các cơn co giật. Cơn co giật thường xuất hiện khi có kích thích nhưng cũng có thể xuất hiện tự nhiên.
Tùy theo mức độ nhiễm độc, vị trí vết thương, độ rộng vết thương cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể là khu trú hay toàn thể. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.
Do đó, nếu bệnh nhân chưa được tiêm phòng uốn ván đủ số mũi tiêm trong vòng 5 năm, khi bị vết thương, cần tiêm SAT sớm để chủ động bảo vệ an toàn, ngăn ngừa trước những hậu quả nặng nề có thể xảy ra làm thiệt hại đến tính mạng. Tiêm ngừa uốn ván, tác dụng tốt nhất là trong vòng 24g. Trường hợp trễ, sau 24 giờ thì vẫn nên chích ngừa. Tuy trễ nhưng thuốc vẫn có tác dụng phòng ngừa, vì rõ ràng” có còn hơn không”.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình