Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Tay không duỗi thẳng được và tím bầm sau khi hiến máu, nguyên nhân vì sao?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ ạ, Cháu năm nay 20 tuổi. Tình trạng sức khoẻ của cháu vẫn tốt ạ. Sáng hôm 13/1 cháu có đi hiến máu tại trường đại học đang theo học, lúc hiến máu xong cháu không thấy đau, sau đó 1 tiếng tại vị trí lấy máu cháu thấy đau ạ, đến ngày 18/1/2019 tay cháu chỉ đỡ 1 chút nhưng vẫn không duỗi được thẳng cánh tay, đau tập trung ở phần con chuột, xung quanh tím bầm lan rộng. Xin hỏi bác sĩ cháu bị như vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Vào thời gian này năm 2018 cháu cũng đi hiến máu cũng chỉ đau khoảng 2 ngày tại chỗ lấy máu rồi khỏi. Năm nay cháu lại bị đau thế này (cháu lấy máu lần 2 vẫn cùng cánh tay, gần vị trí lấy máu lần 1). Bác sĩ giúp cháu với ạ. Cháu xin cảm ơn ạ.
Trả lời
Kim lấy máu dùng trong hiến máu lớn hơn so với kim lấy máu làm xét nghiệm hay truyền thuốc thông thường, do đó trong trường hợp lấy ven tĩnh mạch khó thì có thể tạo ra vết bầm do lúc lấy máu tĩnh mạch bị bể, cũng có trường hợp do sau khi lấy máu xong không đè chặt miếng bông vào để cầm máu, nên máu tĩnh mạch đã tràn ra ngoài, cũng có trường hợp người hiến máu có rối loạn đông máu sẵn có nên máu khó cầm hơn bình thường. Cảm giác đau nhẹ, bầm tím da có thể là do việc tụ máu dưới da nơi đâm kim gây ra.
Để an toàn, em nên kiểm tra tình trạng rối loạn đông máu có không, ở chuyên khoa Huyết học, em nhé.
Thân mến.
Sau hiến máu, xung quanh chỗ lấy máu thường có vết bầm tím là hiện tượng thường gặp sau khi hiến máu. Sau 7 - 10 ngày vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị, nhưng tuyệt đối không xoa bóp dầu hoặc chườm nóng vào chỗ lấy máu vì sẽ làm vết bầm tím lan rộng hơn. Nếu muốn nhanh tan vết bầm nên chườm lạnh ngay tại vết bầm. Ngoài ra, sau hiến máu, bạn có thể cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ... nhưng những triệu chứng này sẽ nhanh khỏi sau vài ngày khi bạn được nghỉ ngơi. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, sau khi hiến máu xong, bạn không nên làm việc nặng nhất là khuân vác, vận động mạnh với cánh tay lấy máu, không được lái xe, uống rượu bia. Tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể uống thuốc bổ máu theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình