Hotline 24/7
08983-08983

Sưng đau hàm dưới tai, không sốt, bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Năm nay cháu mình lớp 5, nó bị sưng rất to hàm bên trái, dưới tai, đụng vào có đau, tuy nhiên nó không hề sốt, và khi sưng lên thì sưng đột ngột.Vậy khả năng cao là bệnh gì ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Sưng đau hàm dưới tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sưng đau hàm dưới tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Biểu hiện sưng đau vùng góc hàm có thể gặp trong những bệnh lý như viêm tuyến mang tai cấp do siêu vi (quai bị), viêm tuyến mang tai cấp do nguyên nhân khác (như kẹt sỏi), hạch viêm, bệnh lý khớp thái dương hàm, răng hàm có vấn đề (thường sẽ gây đau nhức nhiều)...

Bé không sốt và vẫn ăn ngủ, chơi giỡn bình thường là dấu hiệu tốt của bệnh, cho thấy bệnh khu trú tại chỗ, ít đáp ứng viêm toàn thân, tuy nhiên BS cần phải thăm khám trực tiếp cho bé và làm xét nghiệm kiểm tra thì mới xác định rõ do nguyên nhân gì, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp.

Gia đình nên đưa bé khám BV Nhi Đồng, đăng ký khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt. Trong thời gian đó, bé nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai dễ nuốt, súc miệng sạch sẽ ngày 3 lần và uống nhiều nước.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Sưng đau góc hàm, do quai bị hay viêm tuyến nước bọt?

>> Hạch dưới hàm sưng, di chuyển, khám ở đâu?

Đau sưng vùng góc hàm một bên có thể là viêm tuyến mang tai do vi trùng, viêm hạch cấp tính hoặc viêm khớp thái dương hàm.

Nếu bạn viêm tuyến mang tai do vi trùng thì thường tuyến mang tai sưng to, giới hạn không rõ, có thể có thêm sốt, toàn thân lừ đừ mệt mỏi, khi khám có mủ chảy ra ở lỗ đổ vào trong khoang miệng của tuyến mang tai.

Nếu bạn bị viêm hạch cấp tính, thường sờ thấy một hạch có giới hạn rõ, di động, ấn đau, khi khám có thể thấy có các cơ quan gần bên bị bệnh như viêm amidan, viêm nướu răng, viêm loét niêm mạc miệng chẳng hạn.

Để điều trị cả hai loại bệnh viêm tuyến mang tai do vi trùng và viêm hạch cấp tính đều sử dụng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau từ 5-7 ngày bệnh sẽ giảm.

Nếu bạn bị viêm khớp thái dương hàm thì triệu chứng đau thường nổi bật, đặc biệt khi nhai hoặc cắn vật cứng hoặc ấn vào sẽ thấy đau nhiều hơn bênh kia, cách điều trị bệnh lý này là giữ cho khớp được nghỉ ngơi bằng cách không ăn vật cứng hoặc nhai quá nhiều, đồng thời sử dụng kháng viêm và giảm đau 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X