Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày?

Câu hỏi

Viêm loét dạ dày nếu có dấu hiệu trở thành ung thư sẽ được điều trị như thế nào, thưa bác sĩ ạ?

Trả lời

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh

BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh

Nguyên Trưởng Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân - Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy

Viêm dạ dày. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn,
Tất cả các yếu tố từ viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, polyp dạ dày hoặc bướu lành của dạ dày… một khi đã trở thành ung thư thì cách điều trị vẫn là phẫu thuật. Để trả lời câu hỏi này cho nó căn cơ thì chúng tôi xin trả lời như sau:

Về cách điều trị của ung thư dạ dày thì gồm có rất nhiều phương pháp, nhưng cho đến hiện tại phương pháp phẫu thuật vẫn mang lại vai trò tối ưu nhất trong điều trị ung thư dạ dày. Còn các vai trò điều trị bổ trợ, điều trị phụ trợ cho phẫu thuật bao gồm hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm trúng đích, các biện pháp điều trị miễn dịch nhưng đối với chúng tôi, tất cả những biện pháp đó chỉ là những biện pháp bổ trợ cho điều trị ung thư dạ dày mà thôi.

Và ung thư dạ dày tiên quyết nếu còn mổ được thì mổ mới đem lại hiệu quả cho bệnh nhân sống dài được. Nếu không mổ mà điều trị bằng các phương pháp khác thì hầu như tỉ lệ phần trăm bệnh nhân sống quá 5 năm là rất ít và thường thì bệnh nhân chết trước một năm bởi các di căn.

Thân.
Mời tham khảo thêm:

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:

- Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine;
- Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:

- Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn;
- Ăn thức ăn nấu chín;
- Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng;
- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ;
- Ngưng hút thuốc lá;
- Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của bác sĩ. Điều lưu ý là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn, do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đình cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X